»

Thứ hai, 29/04/2024, 00:29:19 AM (GMT+7)

Nguy cơ từ 337 hồ chứa hư hỏng, vận hành hồ thủy lợi kiểu "lái mù" gây lũ chồng lũ

(06:05:04 AM 06/09/2023)
(Tin Môi Trường) - Nhiều hồ thủy lợi trên cả nước xuống cấp chưa được sửa chữa cộng với việc bị động dự báo mưa, dòng chảy về hồ là nguyên nhân gây 'lũ chồng lũ'.

 Nguy[-]cơ[-]từ[-]337[-]hồ[-]chứa[-]hư[-]hỏng,[-]vận[-]hành[-]hồ[-]thủy[-]lợi[-]kiểu[-]"lái[-]mù"[-]gây[-]lũ[-]chồng[-]lũ

Hồ Vực Mấu (Nghệ An) xả lũ năm 2022 - Ảnh: DOÃN HÒA
 
Nhiều ý kiến của các chuyên gia, địa phương được chia sẻ tại hội thảo quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP Vinh, Nghệ An ngày 10-8.
 
337 hồ chứa hư hỏng
 
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh các địa phương có số lượng hồ chứa lớn nhưng việc nâng cấp, sữa chữa hồ đập trước mùa mưa bão đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
 
Ông Nguyễn Đăng Hà - trưởng phòng an toàn đập và hồ chứa nước, Cục Thủy lợi - cho biết từ năm 2003 đến nay ngành thủy lợi cả nước đã sửa chữa hơn 1.500 hồ chứa lớn có dung tích 3 triệu m3 trở lên, với tổng kinh phí khoảng 30.000 tỉ đồng.
 
Tuy nhiên, qua rà soát vẫn còn 337 hồ chứa bị hư hỏng chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp, tiềm ẩn nguy cơ vỡ hồ, đập.
 
"Các hồ bị xuống cấp, hư hỏng nặng tập trung vào nhóm hồ vừa và nhỏ, được xây dựng từ những năm 70-80 của thế kỷ trước.
 
Hiện nay, khu vực hạ du đang hình thành các đô thị, thành phố dẫn đến hệ quả hành lang thoát lũ của các hồ chứa thủy lợi đang bị thu hẹp lại. Lưu lượng xả của các hồ chứa nếu xả theo thiết kế sẽ gây ngập lụt cho hạ du", ông Hà nói.
 
Theo ông Hà, việc dự báo tình hình mưa, bão, lũ ở nhiều nơi cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế khiến các địa phương gặp nhiều khó khăn khi đưa ra những kịch bản, chủ động phân xả lũ, ngăn lũ.
 
"Các hồ thủy điện, hồ thủy lợi cần hoàn thiện cơ chế vận hành và thông tin đến người dân một cách kịp thời, tránh tình trạng xả lũ xong mới báo để người dân trở tay không kịp", ông Hà kiến nghị.
 
Bị động dự báo mưa, dòng chảy về hồ
 
Cùng quan điểm với ông Hà, ông Nguyễn Quốc Dũng - Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam - nêu ra thách thức trong vận hành hồ chứa gắn với yêu cầu chống lũ ở hạ du, đặc biệt quy trình vận hành liên hồ chứa trên cùng lưu vực.
 
"Chúng ta đang bị động trong công tác quan trắc dự báo, cảnh báo mưa và dòng chảy về hồ. Điều này dẫn tới việc các chủ hồ đang vận hành hồ theo kiểu "lái mù", nghĩa là mưa thì mở cửa xả lũ, không mưa thì đóng cửa. Hệ quả gây ra những rủi ro như xả lũ nhân tạo, lũ chồng lũ cho hạ du", ông Dũng nói.
 
Theo ông Nguyễn Tùng Phong - cục trưởng Cục Thủy lợi, trong số 7.342 đập, hồ thủy lợi trong cả nước mới chỉ có 28% hồ có phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp và 12% số hồ lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du.
 
Chỉ ra những thách thức trong vận hành hồ chứa, đặc biệt khi biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, ông Phong đề nghị các địa phương cần theo dõi sát diễn biến thời tiết, làm tốt công tác dự báo, cảnh báo và đưa ra quyết định tích nước, xả lũ để "vừa đảm bảo an toàn hồ đập, vừa đảm bảo nguồn nước cho mùa khô". 
 
"Bộ sẽ tổng hợp ý kiến của các tỉnh, chuyên gia kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn; tính đúng, tính đủ giá dịch vụ thủy lợi chứ không để ngành cứ mãi ăn đong được", ông Phong nói.
 
Ông Phong cho biết thêm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang ưu tiên kinh phí để xây dựng quy trình vận hành thông minh cho bốn hồ chứa lớn quan trọng đặc biệt, liên quan đến an ninh quốc gia gồm hồ Dầu Tiếng, Cửa Đạt, Ngàn Trươi và Tả Trạch.
 
Nếu duy trì vận hành tốt sẽ tạo ra năng lực dự báo tốt, qua đó tiến tới khai thác, sử dụng hiệu quả công trình đạt chuẩn đa mục tiêu. Đây là hình mẫu để các địa phương, các cơ quan quản lý áp dụng theo.
TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nguy cơ từ 337 hồ chứa hư hỏng, vận hành hồ thủy lợi kiểu "lái mù" gây lũ chồng lũ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

(Tin Môi Trường) - Kỷ lục về nắng nóng vừa được thiết lập nhiều nơi ở miền Trung ngày hôm trước đã bị xô đổ ngay lập tức. Nhiều nơi nắng nóng kỷ lục chưa từng có.

Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI