»

Thứ ba, 14/05/2024, 03:23:40 AM (GMT+7)

Cuộc điều tra bí mật vạch trần vụ việc kinh hoàng nơi hơn 550 chiến lợi phẩm săn bắn bị đưa ra đấu giá.

(14:11:08 PM 18/11/2021)
(Tin Môi Trường) - Các bộ phận của động vật hoang dã (ĐVHD), thậm chí có cả các loài bị đe doạ và nguy cấp như chân, bàn chân, hộp sọ, tai, móng vuốt, xương, da sống và nguyên cả con vật bị đưa ra đấu giá, cho thấy các hệ quả vô cùng tàn ác của ngành công nghiệp săn chiến lợi phẩm.

Một cuộc điều tra bí mật gây sốc, do tổ chức Humane Society United States (HSUS) và Humane Society International (HSI) thực hiện gần đây tại Bang IOWA, Mỹ, đã phát hiện những thứ kinh hoàng chỉ có thể được mô tả là một thùng rác khổng lồ của ngành công nghiệp săn bắn chiến lợi phẩm. Tại cuộc đấu giá kéo dài 4 ngày này, hàng nghìn động vật – bao gồm ít nhất 557 chiến lợi phẩm từ việc săn bắn động vật có vú đã bị đưa ra bán đấu giá, do những người thợ săn chiến lợi phẩm không còn nhu cầu sử dụng nữa. Các kệ và thùng chứa đầy những chiến lợi phẩm bị ruồng rẫy này có cả từ các loài bị đe doạ và nguy cấp như voi và gấu Bắc Cực, các loài động vật hoang dã có nguồn gốc từ nước ngoài đang đối mặt trước bờ vực tuyệt chủng khác như hươu cao cổ và hà mã, hay vô số loài hoang dã ở Mỹ khác như gấu xám, gấu đen và sư tử núi.

 

Cuộc[-][-]điều[-]tra[-]bí[-]mật[-]vạch[-]trần[-]vụ[-]việc[-]kinh[-]hoàng[-]nơi[-]hơn[-]550[-]chiến[-]lợi[-]phẩm[-]săn[-]bắn[-]bị[-]đưa[-]ra[-]đấu[-]giá.
Ảnh: HSUS
 
Các vật đấu giá bao gồm đồ nội thất độc lạ như bàn và đèn làm từ chân và bàn chân hươu cao cổ, bàn làm từ chân voi châu Phi và bộ phận của hươu cao cổ chưa trưởng thành. Cuộc đấu giá còn bán ít nhất 50 tấm thảm làm từ da, lông các loài như gấu đen, gấu xám, ngựa vằn, chó sói và sư tử núi. Điều tra viên đã nhìn thấy hàng đống xương chân hươu cao cổ, các bộ răng hà mã và một chiếc hộp đầy bụi có nhãn “tai và da voi”.
 
Bà Kitty Block, tổng giám đốc điều hành của tổ chức Humane Society United States (HSUS) cho biết: “Thật vô lương tâm khi những kẻ săn chiến lợi phẩm không chỉ giết những loài động vật hoang dã bị đe doạ và có nguy cơ tuyệt chủng mà còn tiếp tục bán đấu giá những món chiến lợi phẩm đầy những bộ phận cơ thể động vật tại một hội chợ . Việc phơi bày vô tội vạ những hình ảnh chết chóc kinh hoàng tại đây đã lột tả bức tranh chân thực nhất cho thấy các loài động vật đang bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng như thế nào.”
 
Điều tra viên bí mật đã phát hiện ra rằng hầu hết những vật phẩm này là kết quả của việc những tay săn chiến lợi phẩm không còn hào hứng với những bộ sưu tập của họ, cắt giảm hoặc chối bỏ những thứ mà các thành viên trong gia đình họ không còn muốn nữa. Một nhân viên bán đấu giá cho biết: “Những tay môi giới bất động sản đã khuyên chủ nhà rằng hãy bỏ những đồ nội thất chết chóc đó đi”, trong quá trình mở bán những căn nhà của họ (những tay săn chiến lợi phẩm). 
 
Cuộc[-][-]điều[-]tra[-]bí[-]mật[-]vạch[-]trần[-]vụ[-]việc[-]kinh[-]hoàng[-]nơi[-]hơn[-]550[-]chiến[-]lợi[-]phẩm[-]săn[-]bắn[-]bị[-]đưa[-]ra[-]đấu[-]giá.
Ảnh: HSUS
 
Các chiến lợi phẩm săn bắn tại cuộc đấu giá bao gồm:
 
•Bốn chiếc bàn với chân bàn làm bằng chân voi châu Phi với mặt bàn là da voi. Theo Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên  (International Union for the Conservation of Nature – IUCN), voi đồng cỏ châu Phi thuộc nhóm Nguy cấp, và voi rừng châu Phi thuộc nhóm Cực kỳ nguy cấp. Voi châu Phi được liệt kê là bị đe doạ theo Đạo luật về các loài nguy cấp của Mỹ (ESA). 
 
•Hai bàn chân voi rỗng mà bên tổ chức đấu giá cho biết “sẽ tạo ra một thùng rác đẹp.
 
•Một con gấu Bắc Cực (thuộc nhóm Sắp nguy cấp theo xếp loại của IUCN và thuộc nhóm Bị đe doạ theo ESA) và một chú hải cẩu đeo vòng  đã được bán với giá 26.000 đô la Mỹ, mức giá cao nhất trong số những chiến lợi phẩm được bán tại cuộc đấu giá. 
 
•Bốn chân hươu cao cổ được làm thành một cặp sản phẩm bàn cà phê và đèn đứng. 
 
•Một chiếc hộp các-tông lớn dãn nhãn “tai và da voi”.
 
•Hai đầu lâu của hươu cao cổ và ba bộ toàn thân hươu cao cổ (thuộc nhóm Sắp nguy cấp của IUCN) bao gồm một hươu cao cổ bé, được quảng cáo là “kích thước hoàn hảo phù hợp với bất kỳ căn phòng nào trong nhà” đã được bán với giá 6.200 đô la Mỹ. 
 
•Xương chân hươu cao cổ được quảng cáo là “lựa chọn tuyệt vời cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.”
 
•Một đầu lâu của hà mã và hai xương vai hà mã gắn cùng với  đầu, cổ vai (Hà mã thuộc nhóm Sắp nguy cấp của IUCN). Hai bộ răng hà mã.
 
•Các bộ phận của ngựa vằn bé, sáu tấm da và thảm làm từ ngựa vằn, trong đó có một tấm từ ngựa vằn con và một số đầu ngựa vằn để “trưng bầy trên mặt bàn”. 
 
•Sáu con khỉ, trong đó có một con nhồi bông đang cầm một chai bia. 
 
•Hai con nhỏ và một con trưởng thành khỉ đầu chó.
 
•49 con gấu, trong đó có 5 con con và một cặp mẹ con.
 
•18 tấm thảm làm từ gấu xám hoặc gấu đen. 
 
•Móng vuốt gấu được quảng cáo là “rất phù hợp cho mục đích làm đồ trang sức hoặc các sản phẩm thủ công”. 
 
•Bảy con mèo rừng Mỹ, trong đó có 2 tấm thảm.
 
•Bốn con sói, trong đó có 2 tấm thảm.
 
•Tám con sư tử núi, trong đó có 2 tấm thảm. 
 
Ông Jeffrey Flocken, chủ tịch của tổ chức HSI cho biết, “Thật đau buồn khi chứng kiến những sản phẩm cuối cùng của ngành công nghiệp săn chiến lợi phẩm nơi những loài động vật oai vệ bị vứt bỏ trên sàn đấu giá thay vì hoàn thành vai trò to lớn của chúng trong các quần thể ngoài tự nhiên hoặc hệ sinh thái”.
 
Bà Sara Amundson, chủ tịch Quỹ Lập pháp thuộc tổ chức HSUS cho biết: “Mỹ là quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới các chiến lợi phẩm săn bắn và nên nhanh chóng loại bỏ điều khủng khiếp này. Thông qua Đạo luật ProTECT tại Quốc hội là con đường quyết định nhanh nhất, vì nó sẽ cấm việc nhập khẩu bất kỳ chiến lợi phẩm của loài nào trong danh mục loài Nguy cấp hoặc Bị đe doạ (tuyệt chủng) theo Đạo luật về các loài nguy cấp của Mỹ (ESA). Nhưng Cục  Cá và Động vật hoang dã của Mỹ nên sửa đổi ngay lập tức những quy định về nhập khẩu chiến lợi phẩm để cùng hỗ trợ mục tiêu bảo tồn hướng tới chấm dứt việc nhập khẩu này. Không ai mong muốn có một chiếc kệ treo trường hay một chiếc bàn chân voi mà “nhuốm máu”  từ sự tàn sát, cướp đoạt sinh mạng của động vật như vậy.”
Cuộc  điều tra bí mật vạch trần vụ việc kinh hoàng nơi hơn 550 chiến lợi phẩm săn bắn bị đưa ra đấu giá.
 
 Ảnh: HSUS
 
Sự thật:
 
Có khoảng 68.000 con hươu cao cổ trưởng thành còn lại ngoài tự nhiên và quần thể này đang giảm, nhưng có đến hơn 40.000 bộ phận và sản phẩm từ hươu cao cổ đã được nhập khẩu vào Mỹ trong khoảng từ năm 2006 đến năm 2015.
 
Vào tháng 10 năm 2021, HSI và HSUS đã cùng liên minh với một tổ chức báo tồn khác kêu gọi Cục Cá và Động vật hoang dã Mỹ thay đổi vì họ đã không thực hiện bản kiến nghị năm 2017 nhằm cung cấp các biện pháp bảo vệ hươu cao cổ theo Đạo luật về các loài nguy cấp. 
 
Quần thể voi đồng cỏ châu Phi đã suy giảm ít nhất 60% trong vòng 50 năm qua, nhưng theo dữ liệu buôn bán quốc tế, các tay thợ săn chiến lợi phẩm người Mỹ đã nhập khẩu hơn 700 chiến lợi phẩm và 399 chiếc ngà từ voi châu Phi chỉ tính giai đoạn từ năm 2014 đến 2018.
 
Các quần thể hà mã đang bị nguy cấp; cộng thêm áp lực từ những tay săn chiến lợi phẩm và việc buôn bán thương mại quốc tế có thể dẫn đến sự suy giảm quần thể. Tuy nhiên theo dữ liệu buôn bán quốc tế, các chiến lợi phẩm và các bộ phận khác từ 2.500 con hà mã đã được nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ 2009 đến 2018. 
 
Gần nửa triệu con gấu đen đã bị săn chiến lợi phẩm tại Mỹ từ 2010 đến 2020 ở 33 tiểu bang khác nhau.
LÊ THUỲ ANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cuộc điều tra bí mật vạch trần vụ việc kinh hoàng nơi hơn 550 chiến lợi phẩm săn bắn bị đưa ra đấu giá.

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh

Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh

(Tin Môi Trường) - Đó là thông điệp mà ông Võ Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vừa diễn ra sáng nay 24/4/2024 tại trụ sở UBND thành phố.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI