Thứ sáu, 03/05/2024, 09:07:45 AM (GMT+7)

Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?

(08:45:18 AM 11/05/2021)
(Tin Môi Trường) - Sử dụng khẩu trang đúng cách để không tạo ra gánh nặng cho môi trường mà vẫn đảm bảo các nguyên tắc phòng dịch Covid-19, bảo vệ bản thân trước các khả năng lây nhiễm của virus
Hỏi: Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường mà vẫn đảm bảo các nguyên tắc phòng dịch Covid-19, bảo vệ bản thân trước các khả năng lây nhiễm của virus? Hoàng Thanh Sơn (Hà Nội) 
 
Sử[-]dụng[-]khẩu[-]trang[-]thế[-]nào[-]để[-]không[-]tạo[-]ra[-]gánh[-]nặng[-]cho[-]môi[-]trường?
Ảnh minh hoạ: IE
 
PGS.TS Phạm Văn Nho, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: Khi dịch Covid-19 tái bùng phát, ý thức phòng chống dịch để bảo vệ bản thân là điều quan trọng nhất. Khẩu trang là cách dễ làm nhất nhưng lại hiệu quả rất cao trong công tác phòng dịch. Tuy nhiên, sử dụng khẩu trang cũng cần đúng cách. Không cần phải tích trữ quá nhiều khẩu trang y tế trong nhà, khi tiếp xúc thông thường, chỉ cần dùng khẩu trang vải.
 
Khẩu trang y tế làm bằng các chất liệu vải không dệt khá bền nên rất khó phân hủy ở môi trường tự nhiên. Khẩu trang y tế bị vứt bừa bãi gây nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, môi trường biển rất lớn, thậm chí đe dọa đến sự sinh tồn của nhiều loài thủy hải sản. Lượng rác thải từ khẩu trang y tế sau sử dụng gia tăng mạnh đang góp thêm áp lực cho công tác xử lý rác thải. Các loại khẩu trang y tế hiện nay không có khả năng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm. Không chỉ là virus Covid-19 mà tất cả những loại vi sinh vật khác từ người có bệnh đều có thể ở trong đó. Sau khi vứt khẩu trang mà không bỏ vào thùng rác sẽ phát tán ra môi trường như trôi theo nước, đi vào đất, bay vào không khí ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh và lây lan bệnh cho người khác.
 
Do vậy, cần hạn chế sử dụng khẩu trang y tế. Chỉ sử dụng khẩu trang y tế tại các nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, nơi tụ tập đông người. Và khẩu trang y tế chỉ dùng một lần. Sau khi sử dụng, để khẩu trang y tế trong thùng rác có nắp đậy hoặc phải bọc, buộc kín trước khi cho vào thùng rác. Trong những tiếp xúc thông thường, chúng ta có thể dùng khẩu trang vải có thể giặt hằng ngày, dùng xong một ngày có thể giặt phơi khô và hôm sau lại tiếp tục dùng.
PGS.TS Phạm Văn Nho, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
CPECO VACNE
 Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?

Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?

(Tin Môi Trường) - Ngày 23/4, tại Cần Thơ, Ủy ban sông Mê Kông VN phối hợp Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông quốc tế tổ chức cuộc họp tham vấn về dự án kênh đào Phù Nam - Techo của Campuchia.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai

200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai

(Tin Môi Trường) - Do mực nước xuống thấp cùng thời tiết nắng nóng khiến hơn 200 tấn cá nuôi trên hồ Sông Mây, huyện Trảng Bom chết hàng loạt, bốc mùi ảnh hưởng các khu dân cư.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI