»

Thứ hai, 29/04/2024, 02:50:56 AM (GMT+7)

Hoạt động du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ san hô Hòn Yến

(16:40:28 PM 12/01/2024)
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Yên phối hợp với UBND huyện Tuy An và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo đánh giá hoạt động dự án “Nghiên cứu, xây dựng phương án tài chính mới bảo vệ hệ sinh thái san hô Hòn Yến” và bàn các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch cộng đồng thời gian tới.

 Hoạt[-]động[-]du[-]lịch[-]cộng[-]đồng[-]góp[-]phần[-]bảo[-]vệ[-]san[-]hô[-]Hòn[-]Yến

Ảnh: IE

 
Theo bà Lê Đào An Xuân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Yên, dự án được triển khai đã tạo nguồn sinh kế bền vững cho người dân thông qua hoạt động du lịch cộng đồng, từ đó đóng góp nguồn tài chính hỗ trợ việc bảo vệ rạn san hô Hòn Yến và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
 
Các hoạt động của dự án chủ yếu dựa vào nội lực cộng đồng tại khu vực Hòn Yến. Mỗi người dân tích cực bảo vệ cảnh quan và bảo tồn thiên nhiên dựa trên những hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm của mình. Trong đó, các nhóm cộng đồng thực hiện: hướng dẫn khách du lịch tham quan Hòn Yến, lặn ngắm san hô; tập kết, chở rác thải ở biển đảm bảo quy định; xây dựng các homestay, trồng rau sạch, nấu các món ăn đặc trưng địa phương, kể chuyện về cá… để thu hút, phục vụ du khách.
 
Trong thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan hướng dẫn người dân thực hiện các dự án khởi nghiệp từ hoạt động du lịch cộng đồng. Tổ hợp tác du lịch cộng đồng hiện nay sẽ được nâng thành hợp tác xã để hoạt động bài bản hơn. Người dân được tập huấn để xây dựng các tour du lịch cộng động hấp dẫn, chuyên nghiệp và xây dựng các sản phẩm du lịch mới tạo điểm nhấn cho du khách. Tất cả nhằm tạo dựng nguồn quỹ bảo tồn rạn san hô quý hiếm và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
 
Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An Nguyễn Văn Hoàng chia sẻ, phát triển du lịch cộng đồng ở Hòn Yến không chỉ góp phần bảo vệ rạn san hô mà còn tạo sinh kế bền vững cho nhân dân ở địa phương. Người dân không chỉ được chính quyền đầu tư, hỗ trợ về cơ sở vật chất mà còn thường xuyên được tham gia tập huấn nâng cao kỹ năng phát triển du lịch cộng đồng, từ đó đời sống được cải thiện. Huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ, đồng thời kêu gọi các tổ chức, chuyên gia hỗ trợ để phát triển tổ hợp tác hình thành hợp tác xã, hỗ trợ gắn nhãn OCOP để hợp tác xã hoạt động bền vững, chuyên nghiệp trong thời gian tới.
 
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trịnh Văn Tùng, Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Dự án “Nghiên cứu, xây dựng phương án tài chính mới bảo vệ hệ sinh thái san hô Hòn Yến” đã xây dựng được các tour du lịch thu hút du khách, đóng góp nguồn tài chính mới, bền vững cho các hoạt động bảo vệ san hô. Mức thu các tour phù hợp với điều kiện nhân lực, nguyên liệu và thời gian của người dân địa phương. Mức đóng góp chung vào Tổ hợp tác cũng hợp lý. Qua đó, người dân thấy được tài nguyên vô giá của Hòn Yến nên hoàn toàn có thể phát triển sinh kế dựa vào du lịch cộng đồng.
 
Quần thể Hòn Yến thuộc thôn Nhơn Hội (xã An Hòa, huyện Tuy An) là khu vực bao gồm: Hòn Yến, Hòn Đụn, Hòn Choi, Vũng Choi, Gành Yến, Bàn Than tạo thành một thắng cảnh tự nhiên bên bờ biển. Quần thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Quần thể danh lam thắng cảnh
Quốc gia năm 2017. Nơi đây có hệ sinh thái phong phú cả dưới nước lẫn trên cạn, tính đa dạng sinh học cao; đặc biệt, có rạn san hô phong phú với 17 loài phân bố trên diện tích khoảng 12,71 ha.
 
Từ tháng 8/2020 đến tháng 9/2022, Quỹ Môi trường toàn cầu - Chương trình các dự án nhỏ tại Việt Nam thuộc Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với tỉnh Phú Yên thực hiện dự án tăng cường năng lực cộng đồng trong bảo tồn quần thể rạn san hô Hòn Yến. Tổng kinh phí thực hiện dự án gần 3,2 tỷ đồng. Dự án gồm 3 mục tiêu chính: Nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng trong quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển, đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô; xây dựng mô hình thí điểm về cộng đồng tham gia quản lý, giám sát và bảo vệ rạn san hô Hòn Yến; tổ chức các dịch vụ công ích, bảo vệ môi trường, cảnh quan khu vực Hòn Yến.

 

Tường Quân
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hoạt động du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ san hô Hòn Yến

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vầng trăng soi những phận người

Vầng trăng soi những phận người

(Tin Môi Trường) - Tôi có cảm giác như có một vầng trăng tỏa sáng, soi chiếu vào cuộc đời những phận người khi đọc tập truyện ngắn "Gửi trăng về núi"của tác giả Hoàng Thị Hiền.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

(Tin Môi Trường) - Ngày 9/12, tại đường Tôn Đức Thắng (Di tích Cầu tàu 914, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), UBND huyện Côn Đảo phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cùng đại diện các hãng hàng không, cảng hàng không, hãng tàu khách, cảng tàu khách, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch hoạt động trên địa bàn huyện ký cam kết tham gia giảm nhựa và ra mắt mô hình check-in “Du lịch giảm nhựa” tại Côn Đảo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

(Tin Môi Trường) - Ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề thách thức lớn trên toàn cầu, gây ra những tác động rất nguy hại tới môi trường đặc biệt môi trường biển. Trong những năm gần đây, tăng trưởng của ngành du lịch đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của du khách cũng góp phần làm tăng rác thải nhựa ra môi trường.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI