Thứ ba, 30/04/2024, 00:59:39 AM (GMT+7)

Đã tiếp nhận và xử lý 84% trong tổng số các dấu hiệu vi phạm về ĐVHD được người dân thông báo

(19:32:58 PM 21/05/2020)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa cho ra mắt báo cáo đánh giá hiệu quả của các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam trong công tác xử lý các vi phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) do người dân thông báo. Theo số liệu được ghi nhận bởi Phòng bảo vệ ĐVHD của ENV, các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý 84% trong tổng số các dấu hiệu vi phạm về ĐVHD được người dân thông báo trong năm 2019.

Đã[-]tiếp[-]nhận[-]và[-]xử[-]lý[-]84%[-]trong[-]tổng[-]số[-]các[-]dấu[-]hiệu[-]vi[-]phạm[-]về[-]ĐVHD[-]được[-]người[-]dân[-]thông[-]báo[-]

Các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý 84% trong tổng số các dấu hiệu vi phạm về ĐVHD được người dân thông báo trong năm 2019.

 

Thanh Hóa, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Dương và Đà Nẵng là năm địa phương đạt hiệu quả xử lý vi phạm về ĐVHD do người dân thông báo cao nhất trong cả nước. 94-100% các dấu hiệu vi phạm về ĐVHD do người dân thông báo đã được các cơ quan chức năng quan tâm xử lý. Hơn thế nữa, cơ quan chức năng tại các địa phương này cũng đã nhanh chóng hành động và xử lý thành công hơn 50% vụ việc có dấu hiệu vi phạm.

 
“ENV chúc mừng và trân trọng cảm ơn những nỗ lực của các cơ quan Công an, Kiểm lâm cũng như các cơ quan có liên quan khác đã góp phần bảo vệ thành công ĐVHD tại những địa phương này.” – Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc, phụ trách Chương trình Chính sách và Pháp luật của ENV cho biết.
 
Trên phạm vi cả nước, mặc dù tỷ lệ bình quân xử lý các vi phạm do người dân thông báo lên đến 84%, số lượng vụ việc được xử lý thành công lại khá khiêm tốn. Trong năm 2019, ENV chỉ ghi nhận 35% các vụ việc trong tổng số thông báo vi phạm về ĐVHD từ người dân cho kết quả thành công.
 
Bên cạnh tỷ lệ xử lý thành công đối với các vi phạm nói chung còn thấp, tỷ lệ xử lý thành công vi phạm liên quan đến ĐVHD còn sống tại các quán ăn, cửa hàng và các điểm tiêu thụ ĐVHD khác trên cả nước cũng không cao, chỉ đạt 39% số vụ việc có kết quả tịch thu động vật.
 
Bên cạnh 5 tỉnh, thành phố có thành tích xuất sắc, báo cáo cũng chỉ ra một số địa phương còn kém hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm về ĐVHD do người dân thông báo. Những địa phương này cần nỗ lực hơn để đảm bảo pháp luật được áp dụng một cách hiệu quả vì mục tiêu bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam.
 
Đáng chú ý, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - hai trung tâm kinh tế và có tốc độ phát triển lớn nhất cả nước đều chỉ đạt tỷ lệ xử lý thành công và tỷ lệ xử lý thành công liên quan đến động vật sống thấp hơn mức trung bình chung của cả nước.
 
Trong năm 2020, ENV kêu gọi cơ quan chức năng tất cả các địa phương, bao gồm cả các tỉnh, thành dẫn đầu về hiệu quả xử lý vi phạm, tiếp tục nỗ lực cải thiện tỷ lệ xử lý các vi phạm do người dân thông báo để nâng mức bình quân cả nước là 90%. Hơn nữa, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường hiệu quả xử lý thành công các vi phạm do người dân thông báo để ít nhất đạt 50% các vụ việc được thông báo.
 
“Công tác đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn bán ĐVHD trái phép không hề dễ dàng, nhưng đó là một trọng trách được giao cho cơ quan chức năng tại các địa phương trên cả nước. Hơn bao giờ hết, sự chung tay của cộng đồng chính là yếu tố quan trọng để chấm dứt tình trạng buôn bán ĐVHD trái phép - hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Đại dịch Covid-19 chính là bằng chứng cho thấy hoạt động buôn bán ĐVHD không nên tiếp tục tồn tại trong xã hội hiện nay và cần bị xóa bỏ hoàn toàn trong thời gian sớm nhất.” Bà Bùi Thị Hà chia sẻ.
PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đã tiếp nhận và xử lý 84% trong tổng số các dấu hiệu vi phạm về ĐVHD được người dân thông báo

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn

Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn

(Tin Môi Trường) - Trong khi hạn mặn ngày càng khắc nghiệt, khó lường thì ở nhiều nơi tại miền Tây, chính người nông dân đã tự biết cách xoay chuyển tình hình bằng những mô hình, cách làm sáng tạo… để 'sống chung'.

Tin Môi Trường
 Làm sao để được mua nhà ở xã hội?

Làm sao để được mua nhà ở xã hội?

(Tin Môi Trường) - Vợ chồng tôi thuê nhà và làm công nhân ở thành phố, tôi thấy có chính sách mua nhà ở xã hội giá rẻ, vậy xin luật sư cho tôi biết làm thế nào để tôi được mua?

VACNE 30 năm
 Hội thảo tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường

Hội thảo tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường

(Tin Môi Trường) - Ngày 25 tháng 3 năm 2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia tổ chức Hội thảo tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Hội thảo thu hút hơn 150 đại biều đến từ các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu, doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải khu vực Miền Nam

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI