»

Thứ hai, 13/05/2024, 18:04:33 PM (GMT+7)

Nâng cao nhận thức cộng đồng cùng với cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn

(18:18:11 PM 25/07/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngày 23/5/2001, Mỹ và hơn 90 quốc gia khác đã ký Công ước Stockholm về các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền vững khó phân hủy (POPs), có hiệu lực từ ngày 17/5/2004.

Việt Nam đã phê chuẩn POPs ngày 22/7/2002. Nội dung Công ước này quy định việc ngừng sản xuất, cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và tiến tới tiêu hủy hoàn toàn một số hợp chất POP do con người tạo ra; đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu liên tục sự phát sinh không chủ định các chất POP từ hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt hoặc xử lý chất thải. 

 
Nâng[-]cao[-]nhận[-]thức[-]cộng[-]đồng[-]cùng[-]với[-]cải[-]thiện[-]hệ[-]thống[-]quản[-]lý[-]chất[-]thải[-]rắn
Ảnh: IE
 
* Một số quy định pháp lý 
 
Tại Hội thảo kỹ thuật về tích hợp quản lý chất thải và giảm thiểu hoạt động đốt ngoài trời, do Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 25/7, tại Hà Nội, Thạc sĩ Nguyễn Như Trung, Vụ Quản lý chất thải (Tổng cục Môi trường) cho biết, Việt Nam đã xây dựng và từng bước tăng cường khung pháp lý về quản lý chất thải POP, tiêu biểu như Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Nghị định 19/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định 38/2015 về quản lý chất thải và phế liệu; Thông tư 41/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất… 
 
Cụ thể: Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có những điều, khoản nghiêm cấm những hành vi như thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí… Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy. 
 
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải, hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng; đồng thời giao cho UBND các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phải có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ chức việc thu gom sản phẩm loại bỏ. 
 
Nghị định 38/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu đã nêu rõ: Sử dụng tài nguyên, năng lượng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu, năng lượng sạch thân thiện với môi trường; sản xuất sạch hơn; kiểm toán môi trường đối với chất thải và các biện pháp khác để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phân loại chất thải tại nguồn, nhằm mục đích tăng cường tái sử dụng, tái chế, mặt khác xử lý và thu hồi năng lượng; khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý chất thải thân thiện với môi trường. 
 
Đặc biệt, Quyết định số 2149/2009 ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 với quan điểm: Quản lý chất thải rắn phải được thực hiện một cách tổng hợp (theo vòng đời), trong đó nhấn mạnh việc ngăn ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn như là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; tăng cường tái sử dụng và tái chế, giảm lượng chất thải phải xử lý cuối cùng. Chất thải rắn phát sinh phải được quản lý theo hướng coi là tài nguyên, được phân loại, thu gom phù hợp với công nghệ xử lý được lựa chọn. 
 
* Thực trạng quản lý 
 
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, đối với chất thải rắn công nghiệp khu vực đô thị, hiện chưa có con số thống kê cụ thể nhưng ước tính khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh ở khu vực này khá cao, tập trung ở các ngành cơ khí, dệt may, da giày và thực phẩm. Theo báo cáo của các Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đây, tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trong năm 2015 là 800.000 tấn. Khả năng chất thải rắn công nghiệp lên tới 20,8 triệu tấn vào năm 2020. 
 
Tổng lượng chất thải rắn phát sinh năm 2014 trên cả nước khoảng 23 triệu tấn, trong đó ở các đô thị khoảng 32.000 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom đạt từ 70-85%  ở thành phố, từ 40-55% ở các thị trấn. Riêng khu vực nông thôn chất thải rắn hầu như chưa được thu gom và xử lý triệt để. Nhiều làng quê vẫn có tình trạng đổ rác thải ở các khu vực công cộng, dọc sông, hồ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 
 
Bên cạnh đó, cả nước cũng có khoảng 400 lò đốt rác thải y tế và nhiều lò đốt quy mô nhỏ ở khu vực nông thôn, nhưng phần lớn công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu, không có hệ thống xử lý khí thải, nên nguy cơ phát thải dioxin/furan trong môi trường rất cao. Cùng với đó là hoạt động đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp gia tăng, gây ô nhiễm tức thời, tăng nhiệt độ cục bộ, có nguy cơ tạo các chất POP. 
 
Việc phân loại chất thải công nghiệp tại nguồn còn chưa phổ biến (thường áp dụng với các chất thải tái chế). Chất thải công nghiệp cũng được thu gom cùng với chất thải sinh hoạt hoặc chất thải nguy hại. Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… công ty môi trường đô thị là đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp thông thường. Còn đối với chất thải nguy hại, khoảng 80% doanh nghiệp ký hợp đồng với các công ty có giấy phép vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Hiện số đơn vị được cấp phép xử lý chất thải nguy hại trên cả nước là 114 doanh nghiệp. 
 
Đề cập về công nghệ xử lý chất thải rắn, Tiến sĩ Trần Thế Loãn, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, cho tới nay việc ứng dụng công nghệ chuyển hóa chất thải rắn thành năng lượng đã được thực hiện tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn từ tháng 3/2017, công nghệ và thiết bị được Công ty Hitachi Zosen của Nhật Bản cung cấp. Nhà máy có công suất đốt 75 tấn chất thải rắn mỗi ngày, tạo ra 1,93MW năng lượng điện. Ngoài ra, một số dự án có công nghệ tương tự đang được triển khai tại Phú Thọ, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. 
 
Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện có một hệ thống quản lý chất thải phức tạp với sự tham gia của nhiều bộ, ngành khác nhau ở cấp quốc gia. Mối liên hệ giữa các bên liên quan còn yếu và chưa hiệu quả; đồng thời chưa có quy định cụ thể về việc thực hiện phân loại chất thải tại nguồn. Ngoài ra, việc xử lý chất thải rắn không đúng cách (đốt ngoài trời) khá phổ biến đã và đang làm gia tăng ô nhiễm không khí và phát thải các chất hữu cơ khó phân hủy. 
 
Vì vậy, ngoài việc nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với phát triển bền vững, phân loại chất thải rắn tại nguồn, cùng với phong cách sống thân thiện với môi trường như tiêu thụ xanh, giảm sử dụng túi nilon, hệ thống quản lý chất thải rắn ở Việt Nam cần có sự cải thiện lớn, để đối phó hiệu quả với tốc độ gia tăng chất thải trong tương lai. Nhất là xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường xử lý chất thải theo mô hình hợp tác công-tư.
Nhật Minh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nâng cao nhận thức cộng đồng cùng với cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

(Tin Môi Trường) - Mới đây, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã báo cáo Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan về gói thầu di dời, đốn hạ cây xanh làm tuyến metro số 2.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI