»

Chủ nhật, 28/04/2024, 02:12:02 AM (GMT+7)

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(13:26:23 PM 19/08/2020)
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Việt[-]Nam[-]và[-]Đan[-]Mạch[-]hợp[-]tác[-]thúc[-]đẩy[-]các[-]nỗ[-]lực[-]sử[-]dụng[-]năng[-]lượng[-]tiết[-]kiệm[-]và[-]hiệu[-]quả

Chuyên gia Việt Nam Đan Mạch trao đổi kinh nghiệm về giám sát sử dụng điện trong nhà máy

 

Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch TKNL cấp tỉnh là một trong các sản phẩm chính của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, cung cấp nền tảng quan trọng cho các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam hướng tới mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025. Đây là kết quả của hai năm triển khai hoạt động hợp tác với sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương, Cục Năng lượng Đan Mạch và hai tỉnh đối tác tham gia Chương trình là Đồng Nai và Bắc Giang.  
 
“Bộ Công Thương đánh giá cao hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch đối với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng trong những năm vừa qua. Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cấp tỉnh là một sản phẩm quan trọng của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam Đan Mạch và sẽ đóng vai trò là một trong những công cụ hữu ích hỗ trợ Việt Nam trong các nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết.
 
“Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ cam kết mạnh mẽ về phát triển xanh. Quyết định của chính phủ trong việc lựa chọn một lộ trình phát triển theo định hướng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả về chi phí, theo ý kiến của tôi, là một quyết định hết sức khôn ngoan và đáng khích lệ, bởi tiết kiệm năng lượng đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi xanh của mọi quốc gia. Tôi vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa các chuyên gia của Đan Mạch Việt Nam trong Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam Đan Mạch đã đạt được các kết quả tích cực và đóng góp một phần vào nỗ lực của Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu của quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, từ đó giảm phát thải khí nhà kính”, Ông Kim Højlund Christensen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho biết. 
 
Việt[-]Nam[-]và[-]Đan[-]Mạch[-]hợp[-]tác[-]thúc[-]đẩy[-]các[-]nỗ[-]lực[-]sử[-]dụng[-]năng[-]lượng[-]tiết[-]kiệm[-]và[-]hiệu[-]quả

Chuyên gia Việt Nam Đan Mạch trao đổi kinh nghiệm về giám sát sử dụng điện trong nhà máy

 
Một nội dung hợp tác quan trọng khác của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam Đan Mạch là việc công bố định kỳ hai năm một lần Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam. Ấn phẩm gần nhất của báo cáo này được công bố vào tháng 11 năm 2019 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương và Ông Morten Bæk, Quốc vụ khanh Bộ Khí hậu, Năng lượng và Hạ tầng kỹ thuật Đan Mạch. Báo cáo này nhấn mạnh tiết kiệm năng lượng là một công cụ hiệu quả về chi phí đối với quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam cho đến năm 2030 và 2050 và khuyến nghị đầu tư vào các công nghệ tiết kiệm năng lượng bởi vì các công nghệ này về dài hạn sẽ có hiệu quả chi phí cao hơn do tiết kiệm được đáng kể chi phí nhiên liệu. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mang lại nhiều lợi ích, trong đó bao gồm các lợi ích chính đối với xã hội như giảm ô nhiễm môi trường và tăng cường an ninh năng lượng quốc gia.    
 
“Tôi vui mừng khi thấy rằng quan hệ hợp tác giữa chúng tôi và Việt Nam trong ngành năng lượng đã đạt được dấu mốc quan trọng này. Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cấp tỉnh được Bộ Công Thương ban hành là một sáng kiến quan trọng giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu tiết kiệm năng lượng có hiệu quả về chi phí. Các sáng kiến tương tự đã cho thấy hiệu quả cao khi triển khai tại Đan Mạch và tôi tin tưởng rằng sáng kiến này cũng sẽ được áp dụng hiệu quả tại Việt Nam. Tôi hy vọng rằng khi tất cả các tỉnh thành của Việt Nam sử dụng bộ tài liệu hướng dẫn này để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động của địa phương, Việt Nam sẽ có thể tiến nhanh hơn trên lộ trình phát triển bền vững với mức phát thải thấp, Ông Anton Beck, Giám đốc Hợp tác toàn cầu tại Cục Năng lượng Đan Mạch cho biết.
 
Ngành công nghiệp của Việt Nam là một trong những ngành tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trên cả nước và do đó là một nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang một xã hội có mức phát thải carbon thấp. Tính toán cho thấy nếu các quy định pháp lý hiện hành được thực thi thì ngành công nghiệp có thể tiết kiệm được ít nhất 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng hiện tại hàng năm đến năm 2025. Với các phương pháp mới, các công cụ và chính sách khuyến khích dựa trên kinh nghiệm của Đan Mạch, tỷ lệ tiết kiệm năng lượng có thể đạt được thậm chí ở mức cao hơn. 
Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch 
 
Năm 2013, Việt Nam và Đan Mạch ký kết hiệp định hợp tác dài hạn nhằm mục đích thúc đẩy quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang một nền kinh tế có mức phát thải carbon thấp. Hoạt động hợp tác này được Chính phủ Đan Mạch tài trợ và do Cục Năng lượng Đan Mạch quản lý thực hiện. 
 
Cục Năng lượng Đan Mạch hợp tác với Bộ Công Thương Việt Nam thông qua Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch (Chương trình DEPP). Chương trình này hiện đang được triển khai ở giai đoạn 2 từ năm 2017 đến năm 2020 và tập trung vào các nội dung: tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp, tích hợp năng lượng tái tạo và hệ thống điện và mô hình hóa kịch bản năng lượng dài hạn.
 
Giai đoạn tiếp theo - Chương trình DEPP III sẽ được thực hiện trong 5 năm (2020-2025) và dự kiến bắt đầu triển khai vào tháng 11/2020. Chương trình này có bao gồm nội dung hoạt động về xây dựng các cơ chế khuyến khích tài chính nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp tại Việt Nam. 
 
Trung tâm Hợp tác toàn cầu thuộc Cục Năng lượng Đan Mạch có quan hệ hợp tác đối tác với 16 quốc gia trên thế giới, các quốc gia này đóng góp hơn 65% mức phát thải CO₂ toàn cầu. Mục tiêu của Trung tâm là chia sẻ kinh nghiệm của Đan Mạch về phát triển một hệ thống năng lượng trong đó đảm bảo nguồn cung năng lượng xanh, phát thải carbon thấp và tin cậy đồng thời đáp ứng tăng trưởng kinh tế.
PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập

(Tin Môi Trường) - Tình trạng đường phố ngập nước sau mưa từ nhiều năm qua luôn là vấn đề nhức nhối với chính quyền cùng hàng triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù nhiều dự án chống ngập đã được triển khai, thi công và đưa vào khai thác cùng nhiều biện pháp tháo gỡ khác nhưng đến nay vẫn chưa mang lại kết quả triệt để; nhiều tuyến đường vẫn trong tình trạng “cứ mưa là ngập”. Tìm lời giải cho bài toán giảm ngập ngày càng trở nên cấp thiết.

VACNE 30 năm
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Biên Hòa cần phát triển hướng đến các tiêu chuẩn cao về đô thị xanh

Biên Hòa cần phát triển hướng đến các tiêu chuẩn cao về đô thị xanh

(Tin Môi Trường) - Chiều 24/4, Báo Đồng Nai phối hợp với UBND thành phố Biên Hòa tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, huy động nhân dân thành phố Biên Hòa xây dựng văn minh đô thị”.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI