»

Thứ tư, 15/05/2024, 14:01:32 PM (GMT+7)

Vỏ đại dương có thể hấp thụ CO2

(12:15:57 PM 08/12/2013)
(Tin Môi Trường) - Việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt tự nhiên đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể nồng độ CO2 trong khí quyển, gây ra biến đổi khí hậu và quá trình axit hóa đại dương.


Dưới đáy các đại dương sâu, CO2 trở thành một chất lỏng nặng hơn nước biển - Ảnh IE

 

Mặc dù công nghệ đang được phát triển để hấp thụ hàm lượng CO2 nhưng cũng chỉ giảm rất ít so với hàm lượng CO2 dày đặc trong bầu khí quyển chúng ta. Và theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Southampton, việc hấp thụ và cô lập phần CO2 còn lại nằm ẩn bên dưới đại dương.

 

Nghiên cứu sinh Chiara Marieni tại Trung tâm Hải dương học quốc gia, Southampton, đã tiến hành điều tra các tính chất vật lý của CO2 để phát triển bản đồ toàn cầu dưới đáy đại dương và ước tính nơi CO2 có thể được hấp thụ một cách hoàn toàn.


Theo kết quả nghiên cứu, ở áp suất cao và nhiệt độ thấp, chẳng hạn như đáy các đại dương sâu, CO2 trở thành một chất lỏng nặng hơn nước biển. Bằng cách ước tính nhiệt độ trong lớp vỏ đại dương, Chiara và các đồng nghiệp xác định khu vực đá bazan có thể ngăn chặn vĩnh viễn sự thoát khí CO2 ra không khí và môi trường. Trong đó, có 5 khu vực ngoài khơi tiềm năng là Australia, Nhật Bản, Siberia, Nam Phi và Bermuda có thể giải quyết vấn đề này.


Chiara chia sẻ: "Chúng tôi đã tìm thấy các khu vực tiềm năng để lưu trữ trong nhiều thập kỷ, thậm chí hàng trăm năm lượng khí thải CO2 công nghiệp, mặc dù các khu vực lớn nhất đều nằm xa bờ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng cần thêm thời gian để đo chính xác điều kiện trầm tích cũng như lấy mẫu đá bazan bên dưới trước khi công bố kết quả chính xác nhất”.

XUÂN TUYỀN (theo ENN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vỏ đại dương có thể hấp thụ CO2

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

(Tin Môi Trường) - Kỷ lục về nắng nóng vừa được thiết lập nhiều nơi ở miền Trung ngày hôm trước đã bị xô đổ ngay lập tức. Nhiều nơi nắng nóng kỷ lục chưa từng có.

Tin Môi Trường
 Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

(Tin Môi Trường) - Cứ mỗi mùa khô đến, tin tức về hạn mặn lại dồn dập và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh niên ở miền Tây. Vậy có con đường nào để thoát nỗi ám ảnh này?

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI