»

Thứ tư, 15/05/2024, 15:43:44 PM (GMT+7)

Thế giới có nguy cơ không đạt mục tiêu ngăn nhiệt độ Trái Đất tăng cao

(10:05:45 AM 23/09/2014)
(Tin Môi Trường) - Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính điôxít cácbon (CO2) trên Trái Đất đang gia tăng nhanh tới mức trong vòng một thế hệ tới, lượng khí CO2 mà con người thải ra sẽ vượt quá phần "hạn ngạch" được coi là an toàn để thế giới có thể thực hiện mục tiêu kiềm chế nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

 

Nhóm các nhà khoa học quốc tế đưa ra cảnh báo này trong báo cáo mang tên "Dự án Carbon toàn cầu" công bố trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu, chính thức khai mạc ngày 23/9 tới ở thành phố New York (Niu Yooc, Mỹ).


Báo cáo cho biết lượng khí CO2 thải ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng tăng 2,3%, lên mức kỷ lục trên 36 tỷ tấn trong năm ngoái và có thể tăng thêm 2,5% trong năm nay, đồng nghĩa "hạn ngạch" khí CO2 được phép thải vào không khí đang bị sử dụng quá nhanh. Các tác giả báo cáo nhấn mạnh với tốc độ thải khí CO2 hiện nay, phần "hạn ngạch" còn được phép sử dụng trước khi Trái Đất nóng thêm 2 độ C sẽ "cạn kiệt" trong khoảng 30 năm nữa, tức là một thế hệ.


Cũng theo báo cáo trên, mỗi giây, bầu khí quyển lại nhận thêm 2,9 triệu kg CO2, trong khi tổng lượng khí thải độc hại này trong tương lai không được phép vượt quá 1.200 tỷ tấn mới có cơ hội (66%) giữ cho Trái Đất không nóng lên quá 2 độ C so với khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp (năm 1750). Ông Glen Peter (Glen Pi-tơ), nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khí hậu và môi trường quốc tế của Na Uy cho rằng chỉ khi lượng khí thải CO2 giảm 7%/năm thì thế giới mới có thể giữ được "ngưỡng" an toàn, song đáng tiếc là mức cắt giảm này chưa từng có tiền lệ.


Báo cáo còn cho biết 3 nước có lượng khí thải CO2 tăng mạnh nhất là Ấn Độ với 5,1%, Trung Quốc 4,2% và Mỹ 2,9%, trong khi chỉ hơn 20 nước cắt giảm khí CO2 trong năm ngoái, đứng đầu là các nước Liên minh châu Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha.


Các nước thành viên LHQ đã nhất trí hành động để ngăn không cho Trái Đất nóng thêm 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, song không ấn định thời gian đạt mục tiêu này. Hội nghị New York được xem là cơ hội tạo sự thúc đẩy về chính trị nhằm đạt được mục tiêu này.

Tinmoitruong.vn (t/h)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thế giới có nguy cơ không đạt mục tiêu ngăn nhiệt độ Trái Đất tăng cao

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

(Tin Môi Trường) - Kỷ lục về nắng nóng vừa được thiết lập nhiều nơi ở miền Trung ngày hôm trước đã bị xô đổ ngay lập tức. Nhiều nơi nắng nóng kỷ lục chưa từng có.

Tin Môi Trường
 Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

(Tin Môi Trường) - Cứ mỗi mùa khô đến, tin tức về hạn mặn lại dồn dập và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh niên ở miền Tây. Vậy có con đường nào để thoát nỗi ám ảnh này?

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI