»

Thứ hai, 29/04/2024, 00:33:51 AM (GMT+7)

Chức năng hấp thu CO2 của thảm thực vật ở Bán cầu Bắc suy giảm mạnh

(20:10:16 PM 27/12/2018)
(Tin Môi Trường) - Mới đây, giới khoa học phát hiện khả năng hấp thu khí carbon vào mùa Hè của hệ sinh thái mặt đất ở vùng Bán cầu Bắc đã giảm đáng kể do tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Chức[-]năng[-]hấp[-]thu[-]CO2[-]của[-]thảm[-]thực[-]vật[-]ở[-]Bán[-]cầu[-]Bắc[-]suy[-]giảm[-]mạnh

Ảnh: IE

 

Nói cách khác, tình trạng khí hậu Trái Đất ấm lên trong những năm qua liên quan đến sự suy giảm hấp thu carbon từ bầu khí quyển của hệ sinh thái. Việc quan sát mật độ CO2 tập trung trong bầu khí quyển từ các trung tâm giám sát khí quyển đặt ở vùng khí hậu ấm bổ sung cho việc giám sát hoạt động trao đổi carbon tại các hệ sinh thái ở phía Bắc.

 

Lâu nay, hầu hết các nghiên cứu về vòng tuần hoàn carbon ở Bán cầu Bắc dựa trên mật độ CO2 trong bầu khí quyển tập trung vào mùa Thu và mùa Xuân, nhưng những tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu đối với vòng tuần hoàn carbon trong mùa Hè hiện vẫn chưa rõ ràng. Mùa Hè là thời điểm thực vật hoạt động với công suất cao nhất, tác động tích cực tới sự hấp thu carbon của hệ sinh thái mặt đất và nhìn chung có các điều kiện thời tiết thích hợp cho việc hấp thu CO2. 

 

Các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Cao nguyên Tây Tạng thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đã sử dụng những dữ liệu ghi được về mật độ CO2 để tính toán mức độ giảm CO2 trong bầu khí quyển trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 hàng năm, theo đó xác định mức hấp thu carbon vào mùa Hè.
 
Kết quả chỉ ra, trong khu vực 50 độ tính từ xích đạo dịch chuyển về  phía Bắc bán cầu, khả năng hấp thu carbon của hệ sinh thái trong mùa Hè diễn biến tỷ lệ nghịch với những biến đổi nhiệt tại khu vực, trong giai đoạn từ 1979 tới 2012. Đặc biệt, sự biến đổi tỷ lệ nghịch dễ dàng nhận thấy trong giai đoạn từ 1996 tới 2012. Hiện tượng này được cho là do các hoạt động thảm thực vật mùa Hè giờ đây không còn tuân theo qui luật nhiệt độ theo mùa nữa.
Lê Ánh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chức năng hấp thu CO2 của thảm thực vật ở Bán cầu Bắc suy giảm mạnh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

(Tin Môi Trường) - Kỷ lục về nắng nóng vừa được thiết lập nhiều nơi ở miền Trung ngày hôm trước đã bị xô đổ ngay lập tức. Nhiều nơi nắng nóng kỷ lục chưa từng có.

Tin Môi Trường
 Vì sao 40ha rừng tràm ở Cà Mau cháy lớn?

Vì sao 40ha rừng tràm ở Cà Mau cháy lớn?

(Tin Môi Trường) - Nguyên nhân khách quan dẫn đến vụ cháy lớn 40ha rừng tràm ở Cà Mau do nắng hạn gay gắt; còn chủ quan là chưa chủ động thực hiện tốt công tác phóng cháy, chữa cháy trên địa bàn quản lý.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI