»

Thứ hai, 29/04/2024, 08:24:33 AM (GMT+7)

Biến đổi khí hậu: Tuyết đang biến mất dần khỏi Thụy Sĩ có thể liên quan đến hiện tượng ấm lên toàn cầu

(20:11:50 PM 13/09/2018)
(Tin Môi Trường) - Tại Thụy Sĩ, tuyết đang dần biến mất và điều này có thể có liên quan đến hiện tượng ấm lên toàn cầu. Đây là kết luận được trường Đại học Geneva công bố ngày 12/9 trong một nghiên cứu sử dụng một công cụ mới- the Swiss Data Cube (tạm gọi là Dữ liệu đa chiều về Thụy Sĩ).

Biến[-]đổi[-]khí[-]hậu:[-]Tuyết[-]đang[-]biến[-]mất[-]dần[-]khỏi[-]Thụy[-]Sĩ[-]có[-]thể[-]liên[-]quan[-]đến[-]hiện[-]tượng[-]ấm[-]lên[-]toàn[-]cầu

Ảnh: IE

 

Nghiên cứu phát hiện ra rằng trong thời gian từ năm 1995 đến 2005, các khu vực ít có tuyết hoặc không có tuyết tại Thụy Sĩ - với xác suất tuyết rơi từ 0 đến 20% - chiếm 36% lãnh thổ nước này và đã mở rộng đến 44% trong thời gian từ năm 2005 đến 2017, tức là tăng 5.200 km2. 

 

Các nhà nghiên cứu trường Đại học Geneva của Thụy Sĩ và Cơ sở dữ liệu thông tin tài nguyên toàn cầu Geneva (GRID-Geneva) thuộc Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã rút ra nhận định trên dựa trên phân tích sơ bộ dữ liệu vệ tinh trong 22 năm bao quát toàn lãnh thổ Thụy Sĩ.
 
Nhà nghiên cứu Gregory Giuliani tại Viện khoa học môi trường (ISE) thuộc Đại học Geneva và tại GRID-Geneva cho biết :"Nói chung, chúng tôi cũng quan sát thấy rằng hiện tượng ít tuyết vốn phổ biến ở vùng cao nguyên đang dần lan tới khu vực núi Jura và Alp, một hiện tượng đặc biệt rõ ràng tại thung lũng Rhone", 
 
Nghiên cứu trên sử dụng công cụ Swiss Data Cube do Cơ quan môi trường liên bang (FOEN) khởi xướng.
 
Theo nhà nghiên cứu Giuliani, Thụy Sĩ là nước thứ 2 trên thế giới, sau Australia, phát triển một công cụ như vậy, và là nước đầu tiên lập một bản đồ chi tiết phạm vi cả nước. 
 
Dữ liệu rút ra từ the Swiss Data Cube cho thấy tuyết đang dần biến mất khỏi vùng cao nguyên và cũng đang trở nên hiếm hơn ở khu vực cao hơn. Trong thập niên 1995-2005, khu vực "tuyết vĩnh cửu" - nơi xác suất tuyết rơi dao động từ 80 đến 10% - chiếm 27% lãnh thổ Thụy Sĩ.
 
Mười năm sau đó, diện tích này giảm xuống còn 23%, tương đương giảm 2.100 km2, gấp 7 lần bang Geneva.
TTXVN - TMT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Biến đổi khí hậu: Tuyết đang biến mất dần khỏi Thụy Sĩ có thể liên quan đến hiện tượng ấm lên toàn cầu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

(Tin Môi Trường) - Kỷ lục về nắng nóng vừa được thiết lập nhiều nơi ở miền Trung ngày hôm trước đã bị xô đổ ngay lập tức. Nhiều nơi nắng nóng kỷ lục chưa từng có.

Tin Môi Trường
 Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

(Tin Môi Trường) - Cứ mỗi mùa khô đến, tin tức về hạn mặn lại dồn dập và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh niên ở miền Tây. Vậy có con đường nào để thoát nỗi ám ảnh này?

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI