»

Thứ tư, 15/05/2024, 10:56:32 AM (GMT+7)

Bầu khí quyển hứng 1.000 tấn CO2 từ con người trong 40 năm

(17:51:23 PM 03/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Cần chấm dứt xu hướng sử dụng quá nhiều dầu mỏ, than và khí đốt trong ngành năng lượng toàn cầu, đây là nguồn phát thải khí CO2 trực tiếp vào bầu khí quyển.

Bầu[-]khí[-]quyển[-]hứng[-]1.000[-]tấn[-]CO2[-]từ[-]con[-]người[-]trong[-]40[-]năm

 

Thế giới chỉ còn "rất ít thời gian" để đạt mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C, ngoài ra cần giảm lượng khí phát thải CO2 ở mức 40-70% từ năm 2010 đến 2050, tiến tới xuống mức 0% vào năm 2100. Đây là một số nội dung trong báo cáo tổng hợp đánh giá về thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu trong 7 năm qua do Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) công bố ngày 2/11 tại Copenhagen, Đan Mạch.


Báo cáo khẳng định thế giới đang trong tình trạng nóng lên toàn cầu và phần lớn là do lỗi của con người.


Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp năm 1750 đến nay, con người đã thải ra gần 2.000 tỷ tấn CO2 vào không khí, trong đó có đến một nửa lượng khí này thải ra trong 40 năm vừa qua.


Lượng khí CO2, methane hiện đang ở mức cao nhất trong 800.000 năm qua. Một số tác động hiện đã được ghi nhận rõ như nước biển dâng cao, tăng 19cm từ năm 1901 đến 2010, ngoài ra nước các đại dương ấm hơn và có nồng độ axít cao hơn, cũng như tình trạng tan chảy của các sông băng vĩnh cửu và Bắc Băng Dương.


Biện pháp cấp bách để giảm nhẹ tác động của tình trạng theo IPCC đề xuất là hạ mức khí thải, tối ưu nếu xuống 0% ngay trong thế kỷ này. Bên cạnh đó bản báo cáo cũng đưa ra những hy vọng trong cuộc chiến đối phó với biến đổi khí hậu.


Chủ tịch IPCC Rajendra Pachauri khẳng định thế giới có đầy đủ phương tiện để hạn chế biến đổi khí hậu mà không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và nhân đạo.


Trước hết, cần chấm dứt xu hướng sử dụng quá nhiều dầu mỏ, than và khí đốt trong ngành năng lượng toàn cầu, đây là nguồn phát thải khí CO2 trực tiếp vào bầu khí quyển.


Theo IPCC, đến năm 2030, cần tập trung đầu tư vào các nguồn năng lượng ít khí thải CO2, cũng như phát triển các phương tiện giao thông, công nghiệp và các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, cho dù định hướng đó sẽ cần đến hàng trăm tỷ USD đầu tư mỗi năm.


IPCC cũng chú trọng đến dự án thử nghiệm tách CO2 khỏi lượng khí thải của các nhà máy trước khi lượng khí này đi vào bầu khí quyển.


IPCC do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) thành lập năm 1988.


IPCC chuyên cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những đánh giá định kỳ mang tính khoa học liên quan biến đổi khí hậu, tác động của tình trạng này, các nguy cơ trong tương lai, cũng như các phương án để thích nghi và giảm nhẹ hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu.

Nguồn: TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bầu khí quyển hứng 1.000 tấn CO2 từ con người trong 40 năm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

(Tin Môi Trường) - Kỷ lục về nắng nóng vừa được thiết lập nhiều nơi ở miền Trung ngày hôm trước đã bị xô đổ ngay lập tức. Nhiều nơi nắng nóng kỷ lục chưa từng có.

Tin Môi Trường
 Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

(Tin Môi Trường) - Cứ mỗi mùa khô đến, tin tức về hạn mặn lại dồn dập và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh niên ở miền Tây. Vậy có con đường nào để thoát nỗi ám ảnh này?

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI