»

Thứ ba, 14/05/2024, 09:02:52 AM (GMT+7)

Đường dây nóng "xử" ô nhiễm môi trường hiệu quả... thấp

(20:17:13 PM 13/12/2021)
(Tin Môi Trường) - "Hiệu quả giải quyết dứt điểm các vấn đề ô nhiễm môi trường được phản ánh qua đường dây nóng ở một số địa phương còn thấp, đa phần mới dừng lại ở mức xử lý thông tin, chưa chú trọng xử lý vụ việc".
Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa tổ chức sơ kết thực hiện việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng.
 
Trên 4.000 phản ánh, hiệu quả giải quyết còn thấp
 
Sau hơn 3 năm triển khai, đường dây nóng của Tổng cục Môi trường (0869.000660) và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiếp nhận trên 4.000 thông tin từ các tổ chức, cá nhân phản ánh đối với trên 3.900 vụ việc về ô nhiễm môi trường.
 
Đến nay, các cơ quan đã tiến hành xác minh trên 3.800 vụ việc (chiếm tỷ lệ 98%), xử lý gần 3.700 vụ việc (chiếm tỷ lệ 93%) và thực hiện phản hồi thông tin 3.300 vụ việc (chiếm tỷ lệ 85%).
 
Đường[-]dây[-]nóng[-]"xử"[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường[-]hiệu[-]quả...[-]thấp
Ông Hồ Kiên Trung - Chánh văn phòng Tổng cục Môi trường - phát biểu tại buổi hội thảo (Ảnh: VEA).
 
Đại diện Tổng cục Môi trường khẳng định, kể từ khi đi vào hoạt động, hệ thống đường dây nóng đã trở thành kênh thông tin hữu ích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin phản ánh kịp thời về các hành vi gây ô nhiễm, các điểm "nóng" môi trường trên địa bàn đến các cơ quan quản lý nhà nước.
 
Đường dây nóng cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt, phát hiện kịp thời các vấn đề và có giải pháp xử lý các điểm "nóng" về môi trường phát sinh trên địa bàn.
 
"Qua công tác tiếp nhận, xác minh, xử lý các vụ việc ô nhiễm môi trường được phản ánh thông qua đường dây nóng và qua phương tiện truyền thông, báo chí, ý thức, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ các vụ việc được xác minh, xử lý tăng dần theo thời gian: Năm 2018, tỷ lệ vụ việc được xác minh là 54%, xử lý 43%; đến năm 2020, tỷ lệ này đã được nâng lên lần lượt là 79% và 71%. Đến nay tỷ lệ vụ việc được xác minh, xử lý đã đạt 98% và 93%"- báo cáo của Tổng cục Môi trường cho hay.
 
Tuy nhiên, thực tế triển khai hệ thống đường dây nóng từ cấp Trung ương đến địa phương cũng còn một số hạn chế nhất định. Việc tổ chức đường dây nóng tại các địa phương chưa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất đầu mối, chưa đúng quy định. Nhiều thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường mới chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận, ghi nhận thông tin vào sổ nhật ký, gây khó khăn cho công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện. Việc công bố, công khai thông tin, kết quả xử lý chưa được kịp thời.
 
"Hiệu quả giải quyết dứt điểm các vấn đề ô nhiễm môi trường được phản ánh qua đường dây nóng ở một số địa phương còn thấp, đa phần mới dừng lại ở mức xử lý thông tin, chưa chú trọng xử lý vụ việc, dẫn đến một số vụ việc chưa được xử lý thỏa đáng, người dân tiếp tục thực hiện phản ánh lại nhiều lần, giảm hiệu quả đường dây nóng"- báo cáo của Tổng cục Môi trường nhận định.
 
Mở rộng hệ thống đường dây nóng đến cấp huyện
 
Để giải quyết những hạn chế, bất cập và thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 159 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp, Tổng cục Môi trường đề xuất dự thảo "Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường" do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
 
Việc ban hành quy chế nhằm thống nhất nguyên tắc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường. Thực hiện phân loại cụ thể thông tin được phản ánh đến đường dây nóng để phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xác minh và xử lý vụ việc nhằm đảm bảo việc xác minh thông tin và xử lý vụ việc nhanh chóng, thống nhất và hiệu quả.
 
Mở rộng hệ thống đường dây nóng đến cấp huyện và thống nhất các phương thức tiếp nhận thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường thông qua gọi điện, nhắn tin, gửi thông tin đến số điện thoại, thư điện tử đường dây nóng, qua hệ thống thông tin (ứng dụng trên nền tảng web) hoặc ứng dụng trên thiết bị di động…
 
Ông Hồ Kiên Trung - Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường hi vọng sự quyết tâm, nỗ lực của các Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp quận, huyện và cấp xã, các tổ chức, cộng đồng và mỗi người dân, việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
 
Thế Kha
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đường dây nóng "xử" ô nhiễm môi trường hiệu quả... thấp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Gạo gốc xù sì ba bốn người ôm không xuể, có tuổi hơn 300 năm trong khuôn viên ngôi chùa cổ Long Khánh ở làng rèn Bàn Mạch, xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (cách thành cổ Sơn Tây – Hà Nội về hướng Tây Bắc khoảng 5 Km) được vinh danh Cây Di sản Việt Nam sáng nay (10/3/2024).

Tin Môi Trường
 Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh

Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh

(Tin Môi Trường) - Đó là thông điệp mà ông Võ Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vừa diễn ra sáng nay 24/4/2024 tại trụ sở UBND thành phố.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI