»

Thứ ba, 14/05/2024, 08:11:00 AM (GMT+7)

Báo cáo về bức tranh đa dạng sinh học của Việt Nam

(09:00:07 AM 02/11/2021)
(Tin Môi Trường) - Hoạt động sản xuất của con người là một trong những tác nhân lớn nhất gây nên mất đa dạng sinh học, trong đó, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản ảnh hưởng rất lớn đối với suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam. Đây là kết luận quan trọng của báo cáo “Đánh giá Đa dạng Sinh học tại Việt Nam” được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học (BCA) công bố

 

Báo[-]cáo[-]về[-]bức[-]tranh[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học[-]của[-]Việt[-]Nam

Voọc sinh sống tại bán đảo Sơn Trà (TP Ðà Nẵng). Ảnh: Đặng Hữu Hùng
 
Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Hơn 50.000 loài đã được xác định trong đó có 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước, 10.500 động vật trên cạn, 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt, cùng hơn 11.000 loài sinh vật biển. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra ngày càng lớn. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề này thông qua các chính sách, chiến lược quốc và nhiều dự án, suy thoái đa dạng sinh học vẫn đang là một thách thức rất lớn, đòi hỏi sự chung tay giải quyết của cả cộng đồng, bao gồm nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự và đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.
 
Từ các dữ liệu phân tích, báo cáo cho thấy 21% các loài thú, 6,5% các loài chim, 19% các loài bò sát, 24% các loài lưỡng cư, 38% các loài cá và 2,5% các loài thực vật có mạch đã bị đe doạ. Trong gần 20 năm trở lại đây, các khu vực có rừng là sinh cảnh bị ảnh hưởng nhiều nhất với hơn 10.544 km2 diện tích đất rừng đã bị mất, chủ yếu do chuyển đổi thành đất rừng trồng và đất trồng cây ăn quả. Khoảng 2,8 triệu ha rừng tự nhiên cũng đã bị mất do chuyển đổi sang phát triển các loài cây trồng thương mại khác. 
 
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam, bao gồm cả những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, như khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, khai thác gỗ trái phép, buôn bán trái phép các loài hoang dã, các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng thâm canh nông nghiệp, cũng như các hoạt động sản xuất kinh tế khác nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng của con người.
 
“Đánh giá đa dạng sinh học ở Việt Nam – Phân tích tác động từ một số lĩnh vực kinh tế” là báo cáo đầu tiên trong chuỗi các hoạt động đánh giá khoa học thuộc khuôn khổ Sáng kiến BIODEV2030 tại Việt Nam. Bằng việc chỉ ra hiện trạng tổng quan về đa dạng sinh học tại Việt Nam, báo cáo đã phân tích một số những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn tới sự suy giảm đa dạng sinh học, nhận diện một số lĩnh vực kinh tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến đa dạng sinh học, trong đó có các hoạt động sản xuất như nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Nhận định này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo của dự án nhằm tìm hiểu rõ ràng hơn mức độ, quy mô và xu hướng tác động của các lĩnh vực kinh tế này đối với đa dạng sinh học Việt Nam. Từ đó, khuyến nghị các mô hình cam kết chuyển đổi tự nguyện có tính tích cực cho thiên nhiên và con người trong tương lai. 
 
Ông Vương Quốc Chiến, Quản lý Chương trình BIODEV2030 của WWF-Việt Nam cho biết “Cách tiếp cận lâu nay trong bảo tồn đa dạng sinh học vẫn thường tập trung giải quyết các nguyên nhân trực tiếp như tăng cường thực thi pháp luật hay mở rộng các khu vực quản lý bảo vệ, v.v. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chưa giải quyết triệt để được vấn đề do tính chất phức tạp và sự liên quan của đa dạng sinh học đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Vì vậy, giải quyết các nguyên nhân cốt lõi bằng cách lồng ghép đa dạng sinh học trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh tế đang được xem là một trong những xu hướng tất yếu. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất được xem là những nhân tố quan trọng đóng góp tích cực vào tiến trình tạo ra sự thay đổi này. Năng lực, nhận thức và sự chủ động của các doanh nghiệp khi tham gia các mô hình cam kết tự nguyện hướng đến sản xuất bền vững sẽ là yếu tố then chốt để góp phần phục hồi đa dạng sinh học của Việt Nam.”
 
Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học phát biểu: “Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các ngành kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học. Báo cáo “Đánh giá đa dạng sinh học ở Việt Nam – Phân tích tác động từ một số lĩnh vực kinh tế” và các nghiên cứu tiếp theo của Sáng kiến BIODEV2030 tại Việt Nam là một trong những nghiên cứu độc lập cung cấp các thông tin hữu ích để các nhà hoạch định chính sách có bức tranh toàn cảnh về tác động của các ngành kinh tế tới đa dạng sinh học, từ đó góp phần xây dựng các chính sách phù hợp để khuyến khích và phát triển các mô hình sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường, tăng cường thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học”.
 
Kết quả báo cáo được trình bày tại một hội thảo do WWF-Việt Nam và BCA tổ chức ngày hôm nay nhằm lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cơ quan chính phủ và các tổ chức bảo tồn, phát triển, các cơ quan nghiên cứu liên quan cho các nghiên cứu tiếp theo của sáng kiến BIODEV2030. 
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Báo cáo về bức tranh đa dạng sinh học của Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Gạo gốc xù sì ba bốn người ôm không xuể, có tuổi hơn 300 năm trong khuôn viên ngôi chùa cổ Long Khánh ở làng rèn Bàn Mạch, xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (cách thành cổ Sơn Tây – Hà Nội về hướng Tây Bắc khoảng 5 Km) được vinh danh Cây Di sản Việt Nam sáng nay (10/3/2024).

Tin Môi Trường
 Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh

Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh

(Tin Môi Trường) - Đó là thông điệp mà ông Võ Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vừa diễn ra sáng nay 24/4/2024 tại trụ sở UBND thành phố.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI