»

Thứ hai, 06/05/2024, 13:26:12 PM (GMT+7)

Nỗi niềm của biển

(13:43:47 PM 26/03/2022)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay môi trường nuôi trồng thủy sản biển ở nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn: Nhiều vùng biển, nước bị ô nhiễm nặng bởi thức ăn bị dư thừa tích tụ dưới đáy, rác thải xả tự do trên mặt biển, cùng với biến đổi khí hậu- nước biển dâng càng gia tăng sự nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng và chất lượng. Nguyên nhân và thủ phạm gây ra vẫn là ý thức và trách nhiệm của người dân nuôi trồng thủy hải sản trên biển.

Những hình ảnh dưới đây là một trong những minh chứng về cách làm kinh tế còn nhỏ lẻ, manh mún đang âm thầm gây nên thảm họa cho đại dương

 
Thực trạng nuôi biển
 
môi[-]trường[-]nuôi[-]trồng[-]thủy[-]sản[-]biển
Nuôi giàn treo là một phương thức hạn chế ô nhiễm môi trường nhưng vẫn nhếch nhác, tạm bợ
 môi[-]trường[-]nuôi[-]trồng[-]thủy[-]sản[-]biển
Muôn loài rác được xả bỏ ra biển, sóng đánh khắp nơi
 môi[-]trường[-]nuôi[-]trồng[-]thủy[-]sản[-]biển
Mô hình nuôi trồng có sử dụng phao xốp đang góp phần gia tăng ô nhiễm nước biển
 môi[-]trường[-]nuôi[-]trồng[-]thủy[-]sản[-]biển
Lồng nuôi nhếch nhác và thiếu bền vững trước giông bão của đại dương
 môi[-]trường[-]nuôi[-]trồng[-]thủy[-]sản[-]biển
Thùng phuy đang bị hà biển, nước biển gặm nhấm làm ô xy hóa, hoen rỉ theo thời gian và cùng hòa vào nước biển
 môi[-]trường[-]nuôi[-]trồng[-]thủy[-]sản[-]biển
Nuôi biển truyền thống bị sóng đánh tan tác sau 1 trận bão, thiệt hại rất lớn về kinh tế.
 
Vậy giải pháp nào để vừa phát triển kinh tế bền vững và an toàn cho đại dương xanh?
 
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) ngày 7/2 đã công bố một báo cáo cho thấy thực trạng rác thải nhựa đại dương, từ đó kêu gọi thế giới hành động khẩn cấp nhằm xây dựng một Hiệp ước quốc tế về rác thải nhựa. Hưởng ứng lời kêu gọi này, ngành nuôi thủy hải sản biển Việt Nam đang nhanh chóng triển khai một số giải pháp hạn chế vấn nạn ô nhiễm đại dương. Trong số đó là việc truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi của người dân nuôi có trách nhiệm với vùng nuôi, đồng thời nhanh chóng chuyển đổi vật liệu lồng/bè nuôi biển từ truyền thống sang sử dụng nhựa HDPE và nuôi biển theo mô hình công nghệ của Na Uy.
 
Trong khuôn khổ dự án Truyền thông thí điểm hướng đến nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ đối với rác thải nhựa đại dương trong cộng đồng ngư dân và người nuôi trồng thủy sản với sự tài trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), một số địa phương khu vực ven biển miền Trung đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông hướng đến giảm rác thải nhựa đại dương vì sự sống và sinh kế.
 
Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới và đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở nhóm đầu, với khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa bị đổ ra biển mỗi năm.
 
Để ngăn chặn ô nhiễm nhựa đại dương, Chính phủ, cơ quan quản lý, chính quyền địa phương đang phối hợp cùng các tổ chức quốc tế để đưa ra các dự án, chương trình hành động. Một trong những giải pháp mũi nhọn là thay đổi nhận thức, giúp người dân hiểu hơn về tác hại của rác thải nhựa đại dương, đồng thời hiểu thêm về các chính sách, quy định của nhà nước về vấn đề này. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông về rác nhựa tại Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Chỉ 2,3% số người được hỏi có biết đến các chương trình, hoạt động của nhà nước trong nỗ lực chống ô nhiễm rác thải nhựa.
 
Chia sẻ với PV, ông Tạ Anh Tuấn, Quản lý truyền thông Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương của WWF-Việt Nam cho rằng truyền thông, đặc biệt là truyền thông chính sách về rác thải nhựa cần được đẩy mạnh, nhằm giúp Chính phủ và các tổ chức quốc tế có sự đồng hành của người dân trong các dự án bảo vệ môi trường.
 
Song hành với truyền thông thì chính sách và các hoạt động chuyển đổi vật liệu bền vững cho các lĩnh vực tham gia phát triển kinh tế trên biển là rất cần thiết, trong đó đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực nuôi hải sản biển- lĩnh vực đang gây ra nhiều vấn nạn ô nhiễm cho các cùng biển ở Việt Nam.
 
môi[-]trường[-]nuôi[-]trồng[-]thủy[-]sản[-]biển
Mô hình lồng tròn bằng ống nhựa HDPE và nuôi hải sản bằng công nghệ Na Uy
 
Tính ưu việt khi chuyển đổi vật liệu HDPE và nuôi biển theo công nghệ của Na Uy
 
Độ bền tốt, có tính mềm dẻo: Lồng nuôi hải sản HDPE được biết có tuổi thọ lên tới 50 năm, và dễ dàng thích nghi với mọi loại địa hình, địa lý.
 
Có khả năng kháng tia UV, sức kháng cao với ăn mòn, phù hợp với nhiều điều kiện như môi trường nước biển, nước lợ mặn.
 
Ít bị ảnh hưởng từ biến động bên ngoài như sạt lở đất, địa chấn, bão to.
 
Độ nổi tốt, khả năng chịu lực cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
 
Trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt, kể cả trong điều kiện địa hình phức tạp và thiếu ổn định.
 
Là giải pháp tiết kiệm cho người dân.
 
Phù hợp ngay cả trong điều kiện nuôi biển ngoài khơi. Thân thiện với môi trường.
 
Hiện nay một trong những vật liệu nhựa đang được đưa vào thay thế vật liệu truyền thống như nứa, tre, phao xốp, thùng phuy,.. đó là vật liệu nhựa HDPE. Đây là dòng vật liệu hạn chế được vấn nạn xả bỏ rác ra đại dương bởi nó có độ bền đẹp, chịu được áp lực sóng gió, nước biển dâng.
 
Để khuyến khích người dân nuôi trồng thủy sản biển ở 28 tỉnh ven biển, các nhà quản lý và các bên liên quan tại nhiều địa phương đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư những mô hình trình diễn công nghệ lồng nuôi HDPE tại các vùng nuôi trọng điểm của tỉnh để người dân tham quan, học tập, tính toán việc chuyển đổi lồng nuôi sang vật liệu HDPE thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong năm 2022, nhiều Sở NN&PTNT còn tham mưu UBND tỉnh chính sách hỗ trợ theo hướng tỉnh sẽ hỗ trợ lãi suất để người dân vay vốn chuyển đổi lồng nuôi bằng gỗ sang vật liệu HDPE.
 
Được biết, một trong những doanh nghiệp đang tiên phong đồng hành cùng các địa phương ven biển và hỗ trợ nhiều chính sách cho người dân nuôi biển có trách nhiệm với đại dương là Tập đoàn Nhựa Super Trường Phát. Hiện Tập đoàn Nhựa Super Trường Phát đang triển khai xây dựng nhiều mô hình trình diễn tại các địa phương và được các cấp quản lý địa phương nhiệt thành ủng hộ và hợp tác như Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu,…với mong muốn cùng nhau chung tay xây dựng vì màu xanh của đại dương hôm nay và mai sau.
MINH HỒNG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nỗi niềm của biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định

Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định

(Tin Môi Trường) - Cá chết nổi trắng mặt hồ sinh thái Bàu Sen ở thành phố Quy Nhơn (Bình Định), bốc mùi hôi khó chịu, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân gần đó.

VACNE 30 năm
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI