»

Thứ hai, 20/05/2024, 15:21:13 PM (GMT+7)

Bí thư Hà Nội: "Các đồng chí làm gì, đừng nghĩ trên không biết”

(12:45:02 PM 24/11/2020)
(Tin Môi Trường) - Ông Vương Đình Huệ yêu cầu quận Hà Đông chỉnh đốn việc giám sát cán bộ sau hàng loạt sai phạm khiến nhiều người bị xử lý.

Ngày 21/11, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm việc với quận Hà Đông. Tại đây, lãnh đạo Thành ủy và Ban tổ chức Thành ủy dành nhiều thời gian nói về công tác cán bộ, đặc biệt sau nhiều sai phạm về xây dựng do lãnh đạo quận buông lỏng quản lý.

 

Bí[-]thư[-]Hà[-]Nội:[-]"Các[-]đồng[-]chí[-]làm[-]gì,[-]đừng[-]nghĩ[-]trên[-]không[-]biết' 

Bí thư Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc.
 
Ông Vũ Đức Bảo, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, đề nghị quận Hà Đông nghiêm túc đánh giá lại công tác quản lý cán bộ. Số lượng không nhỏ cán bộ cấp phường, thậm chí cấp quận bị xử lý kỷ luật thời gian qua rất đáng ngại.
 
“Rõ ràng, nhiệm kỳ mới nếu không tập trung vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, thử thách, kiểm tra, kiểm soát cán bộ thì thực sự rất gay go”, ông Bảo lo ngại.
 
Lấy vấn đề giao đất dịch vụ trên địa bàn quận làm ví dụ, ông Bảo cho rằng sai phạm chủ yếu do cán bộ giao đất sai chính sách. Hậu quả từ những vụ việc này thường dai dẳng, rất khó giải quyết.
 
Cho rằng những sai phạm như vậy từng bị xử lý, nhưng một bộ phận không rút kinh nghiệm, ông Bảo đề nghị Quận ủy Hà Đông đánh giá lại cán bộ, đào tạo, luân chuyển, có chế độ kiểm soát chặt chẽ về phẩm chất, đạo đức cán bộ.
 
"Không phải không biết, mà là rất biết, có nhiều bài học rồi, nhưng sai phạm trước vẫn sờ sờ ra đó mà lại để phát sinh những cái mới”, ông Bảo nói.
 
Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nói thành phố xác định năm 2021 sẽ quyết tâm giải quyết tất cả những tồn tại, sai phạm. Trường hợp nào có kết luận thì phải công khai rộng rãi cho người dân biết. “Tránh tình trạng người dân băn khoăn thành phố có chủ trương rồi mà không làm”, ông Huệ nói.
 
Bí thư Hà Nội cho rằng Hà Đông có quá trình đô thị hóa nhanh, việc phát triển cơ sở hạ tầng lại chưa theo kịp nhu cầu cuộc sống. Nhiều khó khăn, vướng mắc của nhiệm kỳ trước chưa được xử lý.
 
Trong đó, ông nêu 2 vụ việc nổi cộm khiến dư luận bức xúc là sai phạm trật tự xây dựng ở CT6 Kiến Hưng và lùm xùm xung quanh việc tháo dỡ Công viên nước Thanh Hà.
 
“Luật quy định là tháo dỡ và phá dỡ, đây lại đi san phẳng hết. Như công trình 8B Lê Trực, khi tháo dỡ nội thất, lực lượng chức năng phải có quay phim, chụp ảnh, niêm phong nguyên trạng rồi đem vào kho cất”, ông Huệ bày tỏ không hài lòng với cách làm của quận Hà Đông.
 
Bí thư Vương Đình Huệ nhìn nhận quận cũng như thành phố đều có nhiều công việc ngổn ngang. Song, ông yêu cầu lãnh đạo quận Hà Đông phải chọn ra vấn đề nan giải để xử lý đầu tiên. "Quận cũng nên chọn vài việc làm cho dứt điểm để người dân có niềm tin, làm mẫu để xử lý các việc khác”, ông Huệ giao nhiệm vụ.
 
Theo người đứng đầu Đảng bộ Hà Nội, quận Hà Đông cần nhắc nhở ngay từ những sai phạm nhỏ, không để "trượt dài rồi mới xử lý cán bộ". Trong đó, ông yêu cầu đẩy mạnh công tác giám sát, phát hiện, kiểm tra.
 
"Đồng chí nào biết sai phạm mà sửa chữa thì có ai thích kỷ luật đâu. Nhưng để các đồng chí biết rằng đừng nghĩ các đồng chí làm mà dưới không biết gì, trên không biết gì”, ông Huệ nói.
(Theo Zing)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bí thư Hà Nội: "Các đồng chí làm gì, đừng nghĩ trên không biết”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

(Tin Môi Trường) - Việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên ở vùng đất "Chín Rồng" là thách thức cần nhiều giải pháp đổi mới và sáng tạo gắn với kinh tế xanh. Vựa nông sản của đất nước

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI