»

Thứ hai, 20/05/2024, 09:54:16 AM (GMT+7)

Trang phục bàn thờ: Đưa không gian thiêng vào sự phàm tục là hỏng

(19:57:44 PM 31/05/2019)
(Tin Môi Trường) - Xung quanh bản thiết kế dự thi trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam dự Hoa hậu Hoàn vũ 2019, nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn cho rằng tác giả thiết kế này có nhầm lẫn và phân tích sự nhầm lẫn này.

Trang[-]phục[-]bàn[-]thờ:[-]Đưa[-]không[-]gian[-]thiêng[-]vào[-]sự[-]phàm[-]tục[-]là[-]hỏng

 

Đánh giá thiết kế trang phục bàn thờ của tác giả Phạm Quang Minh phản ánh tâm lý sáng tạo của giới trẻ ưa thích sự mới lạ, nhà nghiên cứu TS. Trần Hữu Sơn cho rằng mong muốn hướng về truyền thống của tác giả là ý nguyện tốt. 

 
“Tuy nhiên khi thực thi do không am hiểu văn hoá Việt Nam dẫn tới sai lầm. Tác giả chưa am hiểu văn hoá truyền thống Việt Nam. Bàn thờ tổ tiên, chân hương và đồ thờ cúng trên bàn thờ thuộc về lĩnh vực thiêng. Người Việt rất trân trọng lại vừa kiêng dè, sợ sệt nữa”, TS. Trần Hữu Sơn nói. 
 
Người Việt luôn lựa chọn vị trí quan trọng nhất, thậm chí xem xét hợp phong thuỷ khi đặt bàn thờ. Mọi nghi thức liên quan đều mang tính nghi lễ, từ lau bát hương, thắp hương đều là nghi thức được chuẩn hoá để bày tỏ lòng thành kính.
 
Trang[-]phục[-]bàn[-]thờ:[-]Đưa[-]không[-]gian[-]thiêng[-]vào[-]sự[-]phàm[-]tục[-]là[-]hỏng
Nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn cho rằng ở đây là sự nhầm lẫn giữa tính thiêng và phàm tục
 
“Tác giả này nhầm lẫn giữa không gian thiêng, đưa cái tục vào. Tục ở đây chính là trang phục của cô gái”, ông nói. Nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn nhắc tới sự mâu thuẫn giữa không gian thiêng và tính phàm tục ở đây: Tư tưởng phụ hệ ăn sâu vào tiềm thức người dân lâu nay, nên những không gian thiêng thường không để phụ nữ can dự. 
 
Tất nhiên bây giờ quan niệm cởi mở hơn, tuy nhiên phần nhiều trong xã hội vẫn giữ những tư tưởng nhất định. “Đưa thiêng vào tục là hỏng và lấy tục làm thiêng càng hỏng hơn nữa. Cái gì trong sáng tạo đều có giới hạn, mặc dù toàn cầu hoá nhưng quá trình sáng tạo vẫn phải dựa vào đặc điểm tâm lý dân tộc”, TS. Trần Hữu Sơn nói. 
 
Tác giả thanh minh rằng ý tưởng xuất phát từ sự yêu mến truyền thống văn hoá, tuy thế theo phân tích của nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn, tác giả chọn sai chức năng: Yếu tố văn hóa truyền thống bao giờ cũng có nhiều chức năng như chức năng thiêng, phàm, ứng dụng, giáo dục, thẩm mỹ… nếu chọn sai là không chấp nhận được. 
 
“Yếu tố truyền thống không thuộc lĩnh vực thiêng có thể đặt trong không gian thiêng phù hợp, không thể dịch chuyển không gian thiêng vào trang phục có tính phàm tục được. Đó vẫn là điều cấm kỵ nhất định”.
BẢO HÂN (báo TP)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trang phục bàn thờ: Đưa không gian thiêng vào sự phàm tục là hỏng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hành bộ tem ‘Tết Giáp Thìn’ đón năm Rồng

Phát hành bộ tem ‘Tết Giáp Thìn’ đón năm Rồng

(Tin Môi Trường) - Chào đón Năm mới 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành bộ tem “Tết Giáp Thìn”.

Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI