»

Thứ hai, 20/05/2024, 09:58:03 AM (GMT+7)

Phim ngắn truyền thông: Cộng đồng mạng “quay lưng” với việc sử dụng sừng tê giác Tin ảnhTin video

(21:06:35 PM 22/08/2018)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa cho ra mắt phim ngắn truyền thông mới nhất kêu gọi cộng đồng chung tay chấm dứt nạn thảm sát tê giác ở châu Phi.

Phim[-]ngắn[-]truyền[-]thông:[-]Cộng[-]đồng[-]mạng[-]“quay[-]lưng”[-]với[-]việc[-]sử[-]dụng[-]sừng[-]tê[-]giác

 

Phim ngắn là câu chuyện về một doanh nhân trẻ thành đạt và rất được mến mộ. Anh ta luôn tự hào về lượng fan đông đảo trên mạng xã hội cũng như sự yêu mến, thần tượng từ bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Khi một quảng cáo bắt mắt hiện trên màn hình: “Bạn có thích SỬ DỤNG sừng tê giác không?”, anh đã lựa chọn “THÍCH” vì nghĩ rằng nó rất “thời thượng”. Ngay lập tức, lượng người theo dõi anh ta sụt giảm nhanh chóng đến khi không còn một ai –chuyển biến tích cực cho thấy thay đổi trong nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng sừng tê giác. Không còn được mến mộ, anh ta trở nên suy sụp, cô đơn và đau đớn nhận ra rằng xã hội ngày nay đã không còn ủng hộ việc sử dụng sừng tê giác.
 
Việt Nam bị đánh giá là một quốc gia trung chuyển và là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn trên thế giới. Trong nhiều năm qua, một số ít người vẫn mù quáng tin vào công dụng chữa bách bệnh của sừng tê giác. Cùng với đó, kinh tế phát triển kéo theo sự gia tăng số lượng những người sử dụng sừng tê giác như một cách thể hiện đẳng cấp hay là món quà xa xỉ để tăng cường các mối quan hệ làm ăn. Những cái nhìn lệch lạc này đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam.
 
Năm 2010, cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam đã bị sát hại để lấy sừng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác trong nước vẫn tiếp tục là nguyên nhân gây ra nạn thảm sát tê giác tại châu Phi. Nó cũng kích thích tình trạng săn bắn, buôn bán sừng tê giác của nhiều mạng lưới tội phạm hoạt động tự do khắp toàn cầu, như mạng lưới của Nguyễn Mậu Chiến, đối tượng bị nghi cầm đầu đường dây buôn bán trái phép sừng tê giác, ngà voi từ châu Phi về Việt Nam. 
 
Năm 2017, 1,028 cá thể tê giác đã bị sát hại tại Nam Phi để lấy sừng. Mặc dù con số này đã giảm 26 cá thể so với năm 2016, nhưng cao hơn rất nhiều so với 10 năm trước (khoảng 13 cá thể tê giác bị giết hại năm 2007). Điều đó đồng nghĩa trung bình mỗi ngày có 3 cá thể tê giác bị giết hại, báo động sự suy giảm nghiêm trọng số lượng quần thể tê giác tại quốc gia này. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), nếu tình trạng săn bắn trái phép tiếp tục gia tăng như hiện nay, tê giác có nguy cơ bị tuyệt chủng vào năm 2026.
 
Phim[-]ngắn[-]truyền[-]thông:[-]Cộng[-]đồng[-]mạng[-]“quay[-]lưng”[-]với[-]việc[-]sử[-]dụng[-]sừng[-]tê[-]giác
 
Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV bày tỏ quan ngại: “Liệu chúng ta có nên cảm thấy tự hào khi sử dụng sừng tê giác nếu biết chính suy nghĩ này đang đẩy một loài sinh vật kì diệu đến bờ vực tuyệt chủng và làm giàu cho những kẻ kiếm lời bất chính từ việc phá hủy đa dạng sinh học của chính chúng ta?”
 
Bà Dung kêu gọi cộng đồng cùng chung tay chấm dứt nạn thảm sát tê giác tàn nhẫn này: “Chúng ta, những công dân Việt Nam, cần chia sẻ trách nhiệm với thế giới trong việc bảo vệ các cá thể tê giác còn lại. Đã đến lúc chúng ta cần xóa bỏ những lời đồn thổi vô căn cứ về công dụng của sừng tê cũng như kêu gọi các nỗ lực bảo vệ và phục hồi quần thể tê giác trong tự nhiên.”
 
ENV kêu gọi cộng đồng không sử dụng sừng tê giác; lan tỏa thông điệp bảo vệ tê giác đến những người xung quanh; xóa bỏ những quan niệm mù quáng về việc sừng tê giác là thần dược hay một món quà xa xỉ. ENV cũng kêu gọi người dân thông báo các vi phạm liên quan đến việc buôn bán sừng tê giác đến cơ quan chức năng hoặc đường dây nóng 1800-1522 của ENV. 
 
Phim ngắn sẽ được phát sóng trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương tại Việt Nam trong thời gian tới. Khán giả cũng có thể xem trực tuyến tại kênh Youtube của ENV.
Xem video về:Phim ngắn truyền thông: Cộng đồng mạng “quay lưng” với việc sử dụng sừng tê giác
NHẬT VIÊN -Video: Youtube
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phim ngắn truyền thông: Cộng đồng mạng “quay lưng” với việc sử dụng sừng tê giác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Dẫn lối cho người sống xanh

Dẫn lối cho người sống xanh

(Tin Môi Trường) - Sống xanh rồi mới sống nhanh mở ra những góc nhìn mới cho những ai theo đuổi lối sống bền vững, cùng các giải pháp hữu ích.

Tin Môi Trường
 Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/4/2024 (tức ngày 13/3 năm Giáp Thìn) cộng đồng xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng,.đã long trọng tổ chức Lễ Hội và đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 03 cây Ruối hơn 300 năm quần tụ trước sân đình làng An Biên – nơi thờ Quốc sư đời Lý, tướng quân đời Trần và Thiên thần Quang Phổ.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

(Tin Môi Trường) - Ngày 9/12, tại đường Tôn Đức Thắng (Di tích Cầu tàu 914, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), UBND huyện Côn Đảo phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cùng đại diện các hãng hàng không, cảng hàng không, hãng tàu khách, cảng tàu khách, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch hoạt động trên địa bàn huyện ký cam kết tham gia giảm nhựa và ra mắt mô hình check-in “Du lịch giảm nhựa” tại Côn Đảo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI