»

Thứ ba, 07/05/2024, 20:48:10 PM (GMT+7)

Campuchia dừng các kế hoạch thủy điện trên sông Mekong

(22:35:29 PM 18/03/2020)
(Tin Môi Trường) - Campuchia sẽ không phát triển các đập thủy điện mới trên sông Mekong trong 10 năm tới và tạo năng lượng từ than, khí đốt tự nhiên cùng năng lượng mặt trời.

Reuters dẫn lời một quan chức năng lượng cấp cao Campuchia cho biết như trên hôm 18-3.

 

Campuchia[-]dừng[-]các[-]kế[-]hoạch[-]thủy[-]điện[-]trên[-]sông[-]Mekong 

Campuchia tạm dừng các kế hoạch ở đập sông Mekong. Ảnh: Khmer Times
 
Quyết định này có nghĩa là Lào sẽ trở thành quốc gia duy nhất tại lưu vực hạ lưu sông Mekong lên kế hoạch phát triển thủy điện trên sông Mekong. Trong vòng 6 tháng qua, Lào đã xây thêm 2 con đập trên dòng chảy chính của sông Mekong.
 
Tổng Giám đốc năng lượng Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia, Victor Jona, nói với Reuters rằng Phnom Penh đang theo dõi một nghiên cứu do nhà tư vấn Nhật Bản thực hiện, trong đó khuyến nghị Campuchia tìm kiếm năng lượng ở nơi khác.
 
"Theo nghiên cứu, chúng tôi cần phát triển than, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), nhập khẩu từ các nước láng giềng và năng lượng mặt trời. Tôi không thể tiết lộ chi tiết kế hoạch tổng thể của chính phủ" – ông Jona cho hay và nói thêm: "Trong kế hoạch 10 năm này, từ năm 2020-2030, chúng tôi không có kế hoạch phát triển đập chính".
 
Campuchia[-]dừng[-]các[-]kế[-]hoạch[-]thủy[-]điện[-]trên[-]sông[-]Mekong
Nhiều ngư trường và đất nông nghiệp được hưởng lợi từ con sông này. Nó chảy từ Trung Quốc, qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ảnh: Khmer Times
 
Các nhà hoạt động môi trường trước đó cảnh báo các con đập sẽ gây hại cho nghề cá và canh tác dọc hạ lưu sông Mekong dài 2.390 km. Nhiều ngư trường và đất nông nghiệp được hưởng lợi từ con sông này. Nó chảy từ Trung Quốc, qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
 
Tuy nhiên, tình trạng hạn hán kỷ lục và lượng cá đánh bắt thấp năm vừa qua cũng bị đổ lỗi cho biến đổi khí hậu và đánh bắt quá mức.
 
Campuchia từng công bố kế hoạch xây 2 con đập tại Sambor và Stung Treng nhưng cả 2 dự án đều đang bị trì hoãn. Bên kia biên giới, nguồn điện từ nhà máy thủy điện Don Sahong của Lào bắt đầu cung cấp năng lượng cho Campuchia vào tháng 1 dựa trên thỏa thuận 30 năm giữa 2 bên.
 
Hồi năm ngoái, Campuchia bị mất điện tồi tệ nhất trong nhiều năm do nhu cầu sử dụng tăng đột biến, một phần do sự bùng nổ xây dựng đi kèm với đầu tư của Trung Quốc và mực nước tại các đập thủy điện thấp. Thủy điện cung cấp khoảng 48% sản lượng điện tại Campuchia, theo Công ty điện lực Electricite du Cambodge.
 
Với nhu cầu tăng nhanh, Campuchia đã nhập khẩu khoảng 25% lượng điện vào năm ngoái, phần lớn từ Việt Nam và Thái Lan.
(Theo Reuters)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Campuchia dừng các kế hoạch thủy điện trên sông Mekong

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Bảo vệ rừng không nên ỷ lại

Bảo vệ rừng không nên ỷ lại

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024 với các bộ, ngành và gần 60 tỉnh, thành có diện tích rừng.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI