»

Thứ ba, 07/05/2024, 16:25:24 PM (GMT+7)

“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp

(19:06:45 PM 18/12/2023)
(Tin Môi Trường) - Nắm bắt xu thế tất yếu hình thành các quy định quản lý dựa trên giá khí thải carbon, ngày càng nhiều công ty trên thế giới định giá hoặc hạch toán chi phí cho mỗi tấn khí carbon mà công ty thải ra, quá đó định hình các khoản đầu tư và kinh doanh để phù hợp với các loại thuế ô nhiễm trong tương lai hoặc các quy định khí hậu mới.

 “Loạn[-]giá”[-]khí[-]thải[-]carbon[-]của[-]các[-]doanh[-]nghiệp

Ảnh minh họa: IE

 

Mức giá được đặt ra rất đa dạng, từ chưa đến 1 USD/tấn khí thải carbon cho tới 1.600 USD/tấn, mức cao nhất tính cho tới nay được một công ty dược ở California (Mỹ) áp dụng. Tương tự, các nhà quản lý cũng đưa ra những mức giá khác nhau, chẳng hạn như "chi phí xã hội" do khí thải carbon được chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden quy định ở mức khoảng 200 USD và một đề xuất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về mức giá tối thiểu 85 USD/tấn vào năm 2030. Hiện cũng đã có một số thị trường carbon hoạt động trên thế giới như Hệ thống giao dịch khí phát thải châu Âu (ETS), với mức giá 70 USD/tấn.
 
Việc hạch toán chi phí liên quan CO2 và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác khi đưa các quyết định kinh doanh từ lâu đã là điều mà nhiều nhà hoạt động khí hậu mong chờ, tin rằng đây là cách để buộc các doanh nghiệp cắt giảm khí thải. Trong khi thế giới vẫn chưa thể thống nhất mức giá khí thải carbon tiêu chuẩn toàn cầu thì khái niệm này cũng đã được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong các doanh nghiệp kinh doanh, chẳng hạn như để ban quản lý tính thêm phí sử dụng điện từ nhiên liệu hóa thạch, giúp khuyến khích sử dụng điện từ các nguồn tái tạo.
 
Theo Amir Sokolowski, giám đốc toàn cầu về biến đổi khí hậu của CDP (tổ chức phi lợi nhuận về môi trường toàn cầu), nếu không sử dụng công cụ này, các công ty có thể sẽ không lên kế hoạch trung và dài hạn phù hợp với thực tế về chi phí carbon trong tương lai. Nhà kinh tế học Joseph Stiglitz từ Đại học Columbia cho rằng các công ty đang chuẩn bị sẵn sàng cho những yêu cầu thực tế nhưng nhìn chung, trung bình các mức giá hiện vẫn quá thấp để có thể tạo tác động rõ rệt tới quá trình ra quyết định của các doanh nghiệp. Các công ty không có một lộ trình đơn giản nào để cùng đi theo, vì nếu áp giá khí thải carbon quá cao có thể thay đổi đáng kể các kế hoạch đầu tư trong khi quá thấp sẽ bị hoài nghi “tẩy xanh”.
 
Chuyên gia Gunther Thallinger, từ công ty bảo hiểm Allianz (Đức) cho rằng việc hình thành một thị trường carbon toàn cầu toàn diện sẽ tạo lực đẩy lớn cho các nỗ lực giảm khí thải. Tuy nhiên, hiện nay các mức giá đang quá khác nhau có thể làm nảy sinh vấn đề, đặc biệt với mức giá dưới 5 USD/tấn rất dễ là những thủ thuật “tẩy xanh”. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của Citi, Anita McBain, cho rằng việc tính toán giá khí thải carbon theo những điều kiện kinh doanh cụ thể sẽ có tính hiệu quả cao hơn là chỉ đề cao yếu tố giá cao hay thấp.
Lê Ánh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Bảo vệ rừng không nên ỷ lại

Bảo vệ rừng không nên ỷ lại

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024 với các bộ, ngành và gần 60 tỉnh, thành có diện tích rừng.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI