Chủ nhật, 19/05/2024, 06:16:50 AM (GMT+7)

Dân khốn khổ vì nhà máy gây ô nhiễm

(23:40:07 PM 19/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Sống chung với ô nhiễm là thảm cảnh chung của hàng trăm hộ dân sống gần Nhà máy sản xuất bao bì Sabeco - Sông Lam đang phải gánh chịu nhiều năm nay. Dân kêu cứu, chính quyền xử phạt nhiều lần thế nhưng DN này vẫn phớt lờ, hàng ngày xả một khối lượng lớn nước thải độc hại ra môi trường.

Sống chung với ô nhiễm là thảm cảnh chung của hàng trăm hộ dân sống gần Nhà máy sản xuất bao bì Sabeco - Sông Lam đang phải gánh chịu nhiều năm nay. Dân kêu cứu, chính quyền xử phạt nhiều lần thế nhưng DN này vẫn phớt lờ, hàng ngày xả một khối lượng lớn nước thải độc hại ra môi trường.


Bức xúc, dân tự lấp cống xả thải…

Có mặt tại cánh đồng Bàu Trang thuộc xóm Trung Mỹ, xã Hưng Đông, TP Vinh mới thấy hết nỗi khổ của người dân nơi đây. Hàng ngày hàng trăm hộ dân phải sống chung mùi hôi thối, nước thải từ Nhà máy sản xuất bao bì Sabeco - Sông Lam. Không giấu được bức xúc, anh Bùi Danh Nam, xóm Trung Mỹ cho biết: “Từ ngày nhà máy đi vào hoạt động đến giờ người dân ở đây phải chấp nhận sống chung với nước bẩn, mùi hôi. Họ xả nước thải ra cả ngày lẫn đêm. Chúng tôi đã phản ảnh tình trạng trên lên xã, TP nhiều lần rồi nhưng không thấy ai xử lý. Kêu mãi cũng chán, giờ không biết kêu ai nữa”.

Nước thải ô nhiễm từ nhà máy còn đe doạ trực tiếp đến việc sản xuất của người dân. Cụ thể là hơn 20ha lúa thuộc cánh đồng Bàu Tráng đang đối diện với nguy cơ hoang hoá. Theo quan sát của phóng viên thì hiện nay nhiều ruộng lúa gần khu vực cống xả nước thải do bị ô nhiễm nặng nên phải bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. “Trước đây chưa có nhà máy đất sản xuất 2 vụ lúa bình thường. Khi nhà máy hoạt động, nước bẩn, hôi không ai dám lội xuống cả, có đất hàng năm phải đóng thuế cho Nhà nước nhưng không sản xuất được, thiệt hại đủ đường”, chị Hương một người dân có đất tại cánh đồng Bàu Tráng cho biết.

Bức xúc vì tình trạng ô nhiễm kéo dài ngày 01/5/2011, gần 100 người dân thuộc các xóm: Trung Mỹ, Mỹ Long, Mỹ Hòa và Mỹ Hậu đã đồng loạt mang theo cuốc xẻng ra cánh đồng Bàu Trang đào đất lấp mương thoát nước của KCN Bắc Vinh để ngăn nguồn nước thải từ Nhà máy sản xuất bao bì Sabeco - Sông Lam tràn ra môi trường. Lý giải cho hành động “tự xử” DN ngày 01/5, anh Trần Văn Hồ, xóm Mỹ Hậu cho biết: “Họ xả chất thải ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng tôi. Người dân đã nhiều lần kiến nghị nhưng DN, ngành chức năng không xử lý được. Để cứu mình chúng tôi phải tự lấp mương chặn nước thải thôi”. Ngày 20/5, sau sự kiện người dân lấp mương thoát nước của KCN 20 ngày “đập ngăn nước thải” mà người dân lập nên vẫn chưa bị phá. Tuy nhiên, do lượng nước thải quá lớn nên đã chảy tràn qua con đập bất đắc dĩ này ra môi trường.

Cần kiên quyết trong xử lý

Qua tìm hiểu của phóng viên, Cty CP bao bì Sabeco - Sông Lam thuộc TCty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn được khởi công xây dựng năm 2007 và chính thức đi vào sản xuất đầu năm 2009. Trước khi đi vào hoạt động, về phía Cty đã có bản cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên khi hoạt động nhà máy lại xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Theo ông Nguyễn Xuân Quang - Phó chủ tịch UBND xã Hưng Đông, khi Cty CP Sabeco - Sông Lam về thăm dò, tìm hiểu địa điểm để đầu tư, về phía chính quyền địa phương cũng như người dân luôn đồng tình, bà con nhiệt tình triển khai di dời mồ mả phục vụ GPMB để xây dựng Cty. Nhưng khi đi vào sản xuất họ lại gây ô nhiễm khiến người dân bức xúc.

Trước bức xúc của người dân, các ngành chức năng đã vào cuộc và có kết luận về tình trạng gây ô nhiễm của Cty này. Cụ thể ngày 20/8/2010, Thanh tra liên ngành Bộ TN&MT đã có kết luận về việc gây ô nhiễm của Cty CP bao bì Sabeco-Sông Lam: 16/30 thông số nước thải vượt QCVN 24:2009/BTNMT cột B, trong đó, hàm lượng BOD5 vượt 49 lần, COD vượt 44,6 lần, SS vượt 225,8 lần, As vượt 5,8 lần, Cd vượt 21 lần, Sn vượt 1,3 lần, Fe vượt 5,5 lần, Mn vượt 1,3 lần, Ni vượt 3,2 lần, tổng P vượt 12,2 lần, F- vượt 4 lần, S2- vượt 3 lần, NH4 -N vượt 3,5 lần. Kết quả quan trắc quan sát chất lượng môi trường của Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật môi trường Sở TN&MT Nghệ An cũng cho thấy, mẫu nước thải chưa đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005.

Ngày 07/5/2011, UBND TP Vinh đã có buổi làm việc với đại diện Cty CP Bao bì Sabeco - Sông Lam cùng với các bên liên quan để làm rõ những bức xúc của nhân dân trong việc Cty xả nước thải ra môi trường. Ngày 09/5, UBND TP Vinh có Thông báo số 158/TB-UBND thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP Vinh Lê Quốc Hồng về việc gây ô nhiễm của Cty Sabeco. Theo đó, UBND TP Vinh yêu cầu Cty thực hiện đúng bản cam kết bảo vệ môi trường theo giấy xác nhận số 38/GXN-UBND ngày 01/8/2007 của UBND TP Vinh và thực hiện đúng quy định tại giấy phép xả thải số 56/GP-STNMT. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân. UBND TP Vinh giao UBND Hưng Đông rà soát, hoàn chỉnh lại số liệu thống kê diện tích đất sản xuất bị ảnh hưởng, mức độ thiệt hại gửi về UBND TP. Phòng TN&MT TP Vinh chủ trì thẩm định, phối hợp với UBND xã Hưng Đông và Cty CP Bao bì Sabeco - Sông Lam thống nhất số liệu để Cty bồi thường cho các hộ dân.

Việc gây ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân của Cty CP Sản xuất bao bì Sabeco-Sông Lam đã rõ. Thời gian tới các ngành chức năng tại TP Vinh cần có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng gây ô nhiễm cũng như đền bù những thiệt hại cho người dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dân khốn khổ vì nhà máy gây ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Gạo gốc xù sì ba bốn người ôm không xuể, có tuổi hơn 300 năm trong khuôn viên ngôi chùa cổ Long Khánh ở làng rèn Bàn Mạch, xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (cách thành cổ Sơn Tây – Hà Nội về hướng Tây Bắc khoảng 5 Km) được vinh danh Cây Di sản Việt Nam sáng nay (10/3/2024).

Tin Môi Trường
 Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh

Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh

(Tin Môi Trường) - Đó là thông điệp mà ông Võ Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vừa diễn ra sáng nay 24/4/2024 tại trụ sở UBND thành phố.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI