»

Thứ bảy, 18/05/2024, 21:33:34 PM (GMT+7)

Hiện tượng La Nina sẽ góp phần giảm hạn hán ở Thái Lan

(12:50:04 PM 07/05/2020)
(Tin Môi Trường) - Các nhà khí tượng học Thái Lan hy vọng hiện tượng La Nina sẽ xuất hiện ở Thái Lan vào tháng 8 và tháng 9 tới sẽ góp phần làm dịu tình trạng hạn hán kéo dài ở quốc gia Đông Nam Á này.

Hiện[-]tượng[-]La[-]Nina[-]sẽ[-]góp[-]phần[-]giảm[-]hạn[-]hán[-]ở[-]Thái[-]Lan

Ảnh: IE

 

La Nina khiến nước biển lạnh hơn bình thường, theo đó sẽ mang đến mưa lớn, lũ lụt và thời tiết lạnh. Nhờ hiện tượng này, Thái Lan có thể không phải hứng chịu thêm hạn hán khắc nghiệt trong năm nay. Tuy nhiên, các nhà khí tượng học khuyến cáo vẫn cần phải sử dụng nước một cách thận trọng, nhất là đối với nông dân trồng lúa cần chờ thời điểm thích hợp để bắt đầu canh tác.

Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan Thawisak Thanadechophon cho biết La Nina ôn hòa sẽ mang đến rất nhiều mưa cho một số khu vực, theo đó các tỉnh ở miền Bắc và miền Đông Thái Lan sẽ có mưa to trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 năm nay.
 
Dự báo mới của Cục Khí tượng Thái Lan làm dịu những lo ngại về tình trạng khan hiếm nước xảy ra ở Thái Lan kể từ cuối năm 2019 khi mực nước trong các hồ chứa lớn giảm mạnh, trong khi mực nước sông Chao Phraya, nguồn cung cấp nước sạch cho thủ đô Bangkok, xuống thấp. Cục Khí tượng dự báo sẽ có mưa trung bình trong tháng 5 và mưa to từ tháng 6. Chỉ một vài vùng ở Thái Lan sẽ trải qua những điều kiện thời tiết thất thường vào tháng tới. Vùng phía Đông Bắc và phía Tây của miền Nam Thái Lan sẽ phải đối mặt với lượng mưa thấp bất thường, trong khi Bangkok và những tỉnh lân cận sẽ có những trận mưa lớn. Sau tháng 7, lượng mưa sẽ biến đổi trong những vùng khác nhau trên khắp đất nước.
 
Phó Cục trưởng  Thawisak nhận định vào tháng 11, Thái Lan sẽ có nhiều nước hơn so với cùng kỳ năm trước trong khoảng từ 3.500-5.000 triệu m3. Lượng mưa trong năm nay sẽ tương tự như năm 1995, tức là có mưa nhiều hơn ở vùng thượng Thái Lan, nơi có nhiều hồ chứa nước lớn. Hồ chứa nước Ubolratana ở tỉnh Khon Kaen (Khỏn-kèn) sẽ đạt hơn 80% công suất sau mùa mưa năm nay.
 
Thống kê công bố cuối tháng trước cho thấy có 27/77 tỉnh, thành của Thái Lan đã ra thông báo đang phải hứng chịu tình trạng hạn hán. Trong số này, có 7 tỉnh ở miền Bắc, 10 tỉnh ở vùng Đông Bắc, 10 tỉnh còn lại ở miền Trung và miền Tây. Tổng cộng có 157 huyện, 830 phường, 5 đô thị và 7.220 cộng đồng bị thiếu nước.
Ngọc Quang
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hiện tượng La Nina sẽ góp phần giảm hạn hán ở Thái Lan

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

(Tin Môi Trường) - Cứ mỗi mùa khô đến, tin tức về hạn mặn lại dồn dập và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh niên ở miền Tây. Vậy có con đường nào để thoát nỗi ám ảnh này?

Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI