»

Thứ tư, 15/05/2024, 00:19:34 AM (GMT+7)

Vì sao "biệt phủ" xây trái phép ở Thừa Thiên-Huế chưa tháo dỡ?

(00:05:55 AM 17/10/2021)
(Tin Môi Trường) - Chủ "biệt phủ" xây trái phép ở Thừa Thiên - Huế cho rằng thời gian qua mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị trong bệnh viện và trời lại đang mưa gió, thợ khó thuê mướn nên sẽ tự tháo dỡ công trình vi phạm trong thời gian tới

Ngày 16-10, các cơ quan chuyên môn và UBND phường Thủy Dương, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết đang tiến hành các bước để thực hiện quyết định tháo dỡ công trình "biệt phủ" xây trái phép của ông Nguyễn Thanh Phước tại phường Thủy Dương. 

 

Ông Nguyễn Đình Cường, Đội trưởng Đội Quy tắc đô thị thị xã Hương Thủy, cho biết trách nhiệm đốc thúc việc tháo dỡ "biệt phủ" này thuộc UBND phường Thủy Dương vì đây là công trình xây dựng không phép.

 
Vì[-]sao[-]"biệt[-]phủ"[-]xây[-]trái[-]phép[-]ở[-]Thừa[-]Thiên-Huế[-]chưa[-]tháo[-]dỡ?
Chủ "biệt thự" khẳng định sẽ tự tháo dỡ trong thời gian tới
 
Trước đó, UBND thị xã Hương Thủy đã có quyết định yêu cầu ông Nguyễn Thanh Phước trong 60 ngày phải tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm; nếu quá thời hạn mà ông không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định. Ông Phước cho biết sẽ chấp hành quyết định của chính quyền địa phương. 
 
Giải thích về việc đến nay vẫn chưa tháo dỡ công trình vi phạm, ông Phước cho biết: "Tôi bị bệnh hiểm nghèo, phải nằm điều trị tại bệnh viện thời gian dài và xuất viện từ hôm qua (15-10). Ngoài ra, do mưa gió, thợ thầy thuê mướn khó nên sắp tới tôi mới có thể tiến hành tháo dỡ được".
 

Vì[-]sao[-]"biệt[-]phủ"[-]xây[-]trái[-]phép[-]ở[-]Thừa[-]Thiên-Huế[-]chưa[-]tháo[-]dỡ? 

Cổng, tường rào xây dựng khang trang
 
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, năm 2018, UBND phường Thuỷ Dương từng lập biên bản về hành vi san lấp ao hồ, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp của ông Phước. UBND phường Thuỷ Dương cũng ra quyết định xử phạt hành chính 1 triệu đồng và buộc ông Phước phải trả lại hiện trạng đất ban đầu trước khi san lấp.
 
Năm 2019, ông Phước vẫn tiếp tục ngang nhiên tiến hành xây trái phép nhà kiểu "biệt phủ" gồm nhà rường, nhà lục giác, sân nền, tường rào bề thế trên khu đất khoảng 500 m2 và nay đã hoàn thiện, đưa vào sử dụng.
 
Ông Phước cho rằng đây là công trình thờ tự của gia đình. Theo ông, cách đây 4 năm, nhà thờ của gia đình nằm ở đường Khúc Thừa Dụ, phường Thủy Dương nên muốn chuyển về gần nhà để tiện bề nhang khói. "Thấy chủ đất cạnh nhà rao bán nên tôi mua. Tôi thấy khu vực này quy hoạch đất ở, đất chẳng có tranh chấp. Thời điểm đó cha tôi sắp mất, khu vực đất nhà thờ cũ đã bán rồi nên tôi cũng nôn nóng xây dựng nhà thờ mới ở đây" - ông Phước phân trần.
(Quang Tám /NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao "biệt phủ" xây trái phép ở Thừa Thiên-Huế chưa tháo dỡ?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

(Tin Môi Trường) - Việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên ở vùng đất "Chín Rồng" là thách thức cần nhiều giải pháp đổi mới và sáng tạo gắn với kinh tế xanh. Vựa nông sản của đất nước

Tin Môi Trường
 Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm

Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm

(Tin Môi Trường) - Dù đặt mục tiêu đến cuối năm 2025 tăng thêm gần 109 ha công viên nhưng đến quý 1/2024, TP.HCM chỉ phát triển thêm được khoảng 39 ha. Giám đốc Sở Xây dựng Trần Hoàng Quân vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về tiến độ các chương trình, công trình, dự án thi đua tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 50 ngày thống nhất đất nước.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI