»

Thứ tư, 15/05/2024, 06:22:04 AM (GMT+7)

Chuyện "”tranh chấp" cù lao Gò Gia giữa TP HCM và Đồng Nai

(12:02:20 PM 21/02/2021)
(Tin Môi Trường) - Suốt nhiều năm TP HCM và Đồng Nai đều nhận cù lao Gò Gia rộng 3.400 ha là của mình, cuối cùng Thủ tướng có nghị quyết xác định khu vực này thuộc TP HCM.

Theo chính quyền TP HCM, cù lao thuộc xã Thạnh An, huyện Cần Giờ; còn tỉnh Đồng Nai cho rằng khu vực này thuộc ấp Bà Trường, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch. Cù lao hiện có 107 hộ dân sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; trong đó dân TP HCM có 10 hộ, dân Đồng Nai có 38 hộ (sinh sống từ 1982) và 59 hộ từ nơi khác đến.

 

 

Cù lao Gò Gia (khu vực đường đứt đoạn) từng là tranh chấp giữa TP HCM và Đồng Nai. Ảnh: Tư liệu.
 
Liên quan vùng đất này, tháng 12/1978, Hội đồng Chính phủ có tờ trình về phân chia địa giới một số tỉnh, thành phố, trong đó gồm việc sáp nhập huyện Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ) của tỉnh Đồng Nai vào TP HCM. Tuy nhiên nhiều năm sau, Đồng Nai TP HCM không thống nhất được ranh giới liên quan cù lao Gò Gia - khu đất nhỏ nằm giữa 2 địa phương. Hai bên nhiều lần họp bàn giải quyết nhưng không thể thống nhất.
 
Cuối cùng Đồng Nai TP HCM đồng ý để Bộ Nội vụ chủ trì "phân giải". Phương pháp giải quyết là sau khi các địa phương có ý kiến liên quan ranh giới cù lao, Bộ Nội vụ sẽ mời lãnh đạo địa phương ký xác định đường địa giới hành chính giữa hai địa phương tại khu vực chồng lấn, làm cơ sở hoàn thiện bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính theo Đề án 513 trình Thủ tướng phê duyệt.
 
Đến ngày 16/3/2017, đoàn công tác liên ngành Trung ương do Bộ Nội vụ chủ trì đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai TP HCM để giải quyết việc tranh chấp khu vực Gò Gia. Sau khi khảo sát thực tế và thảo luận phương án xác định tuyến địa giới hành chính, đoàn công tác đề xuất giao Gò Gia cho TP HCM.
 
Tuy nhiên, tỉnh Đồng Nai không đồng ý với đề xuất này với lý do TP HCM từng đồng ý để cù lao Gò Gia cho Đồng Nai. Cụ thể, ngày 21/2/1978, tại phiên họp bàn giao huyện Duyên Hải (nay là Cần Giờ), nguyên Chủ tịch UBND TP HCM Vũ Đình Liệu và nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Trung đã thống nhất trong biên bản "để cù lao Gò Gia cho tỉnh Đồng Nai quản lý".
 
Từ sự thống nhất đó, Đồng Nai giao lâm trường Long Thành triển khai trồng rừng tại khu vực Gò Gia. Hiện khu vực Gò Gia có đường ống dẫn khí đốt từ Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ về Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 và 2. Đồng Nai cho rằng việc giao Gò Gia cho tỉnh quản lý là phù hợp thực tế và tác động tích cực việc đầu tư xây dựng TP Nhơn Trạch theo quy hoạch Chính phủ đã phê duyệt.
 
Ngoài ra, theo UBND tỉnh Đồng Nai, từ năm 1957 đến 1964, cù lao Gò Gia thuộc huyện Cần Giờ, tỉnh Biên Hòa (nay là Đồng Nai). Năm 1975, Cần Giờ và huyện Quảng Xuyên nhập thành huyện Duyên Hải (thuộc tỉnh Đồng Nai). Cù lao cũng là nơi quân và dân tỉnh Đồng Nai tham gia trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đây là căn cứ cách mạng của Đoàn 10 Đặc công thuộc Chiến khu Rừng Sác (của tỉnh Biên Hòa cũ). Các hộ dân tại xã Phước An (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) ít nhiều có lịch sử hào hùng gắn liền cù lao này.
 
Qua nhiều lần làm việc giữa Bộ Nội vụ với TP HCM và Đồng Nai, đến ngày 5/12/2019, Thủ tướng có Nghị quyết về phân chia địa giới hành chính giữa hai địa phương với sự tham mưu của Bộ Nội vụ. Theo đó, cù lao Gò Gia được công nhận của TP HCM, thuộc xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. Đây là điều kiện đủ để ngày 14/1 năm nay UBND thành phố gửi hồ sơ đề nghị Trung ương công nhận Thạnh An là xã đảo và thực hiện chính sách ưu đãi với người dân ở đây.
 
Chuyện[-]"'tranh[-]chấp"[-]cù[-]lao[-]Gò[-]Gia[-]giữa[-]TP[-]HCM[-]và[-]Đồng[-]Nai
Cù lao Gò Gia được phân định thuộc xã Thạnh An, Cần Giờ. Ảnh:Tuyết Nguyễn.
 
Ngoài TP HCM và Đồng Nai, cả nước còn một số trường hợp "tranh chấp" địa giới hành chính kéo dài nhiều năm do lịch sử để lại giữa các địa phương, hiện chưa thống nhất được, như: khu vực Núi Vân và hòn Sơn Chà, giáp ranh thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa - Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng; khu vực Suối Xia, giáp ranh xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa và các xã Mai Hịch, Vạn Mai, huyện Mai Châu, Hòa Bình.
 
Một số trường hợp có thời gian tranh chấp nhiều năm vừa được Thủ tướng có Nghị quyết xác định ranh giới như giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình: khu vực đền Cát Đùn, giáp ranh giữa xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy và các xã Gia Hưng, Gia Hòa, huyện Gia Viễn, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan; khu vực Chín quả đồi Lim, giáp ranh giữa xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy và xã Thạch Bình, huyện Nho Quan;
 
Khu vực nông trường Quý Cao, giáp ranh các xã Quang Trung, Nguyên Giáp huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương và các xã Đại Thắng, Tiên Cường, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng; giữa TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh tại 2 khu vực: phía bắc đảo Cát Bà giáp ranh huyện Cát Hải và thị xã Quảng Yên, TP Hạ Long; Bãi Nhà Mạc, giáp ranh huyện Hải An, huyện Thủy Nguyên và thị xã Quảng Yên.
(Trung Sơn/VnExpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chuyện "”tranh chấp" cù lao Gò Gia giữa TP HCM và Đồng Nai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

(Tin Môi Trường) - Việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên ở vùng đất "Chín Rồng" là thách thức cần nhiều giải pháp đổi mới và sáng tạo gắn với kinh tế xanh. Vựa nông sản của đất nước

Tin Môi Trường
 Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm

Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm

(Tin Môi Trường) - Dù đặt mục tiêu đến cuối năm 2025 tăng thêm gần 109 ha công viên nhưng đến quý 1/2024, TP.HCM chỉ phát triển thêm được khoảng 39 ha. Giám đốc Sở Xây dựng Trần Hoàng Quân vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về tiến độ các chương trình, công trình, dự án thi đua tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 50 ngày thống nhất đất nước.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI