»

Thứ hai, 20/05/2024, 14:46:43 PM (GMT+7)

Hình thành thói quen hạn chế rác thải nhựa

(23:26:12 PM 24/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đang từng bước nâng cao ý thức về giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường. Từ những thói quen rất nhỏ hàng ngày của mỗi cá nhân, đến các hành động thiết thực của cả cộng đồng đã lan tỏa một lối sống rất đẹp, đó là lối sống “xanh”.

Hình[-]thành[-]thói[-]quen[-]hạn[-]chế[-]rác[-]thải[-]nhựa[-]

Ãnh: IE

* Sống “xanh” từ nhà ra công sở
 
Sáng nào cũng vậy, trước khi đi làm, chị Nguyễn Phạm Ngọc Thủy, chuyên viên Phòng Văn hóa - Xã hội (Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng) chuẩn bị những hộp đựng thức ăn để đi mua đồ ăn sáng cho cả nhà. Chị Thủy cho biết, từ nhiều năm nay, chị đã tự xây dựng thói quen hạn chế túi nilon, đồ nhựa dùng một lần trong các sinh hoạt thường ngày ở gia đình.
 
Chị Thủy chia sẻ: Với nhịp sống công việc như hiện nay, không thể phủ nhận việc sử dụng túi nilon rất nhanh và tiện lợi, dù biết nhiều tác hại nhưng mọi người vẫn phải sử dụng hàng ngày. Theo tôi, mỗi người nên có ý thức giảm thiểu việc sử dụng túi nilon. Ví dụ, tôi thường để chung nhiều loại đồ trong cùng một túi khi đi chợ, hay hướng dẫn các con về tác hại của rác thải nhựa, dạy con phân loại và vứt rác đúng nơi quy định...
 
Chị Thủy cảm thấy rất vui khi phong trào chống rác thải nhựa đang lan tỏa mạnh ở Đà Nẵng, nhất là trong chính cơ quan của chị. Từ tháng 4/2019, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã quyết định thay thế toàn bộ chai nhựa sử dụng một lần bằng chai thủy tinh tại tất cả các cuộc họp, hội nghị, hội thảo… Từ đây, tòa nhà Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng, trụ sở làm việc của hơn 2.000 cán bộ, nhân viên công sở đã chính thức nói “không” với rác thải nhựa.
 
Không chỉ Ủy ban nhân dân thành phố mà Thành ủy Đà Nẵng và tất cả các sở, ban, ngành trong toàn thành phố cũng đang thực hiện không sử dụng chai nước nhựa trong các cuộc họp. Phó Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng Nguyễn Mạnh Dũng cho biết, hưởng ứng phong trào, đơn vị chỉ sử dụng chai thủy tinh để dùng được nhiều lần trong tất cả các cuộc hội họp. Ngoài ra, Thành Đoàn tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền thiết thực cho đoàn viên thanh niên như đổi rác thải nhựa lấy chai đựng nước thủy tinh, thu gom rác làm các sản phẩm tái chế, tổ chức các đợt dọn rác bãi biển... “Quan trọng nhất là làm gương để lan tỏa trong lực lượng đoàn viên thanh niên. Sau đó, các thanh niên này sẽ góp phần lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường ra toàn xã hội.” - Anh Dũng nêu quan điểm.
 
* Để bảo vệ môi trường trở thành thói quen lâu dài
 
Ưu điểm của túi nilon, đồ nhựa dùng một lần là tiện lợi và nhanh chóng. Vì vậy,việc nói “không” với rác thải nhựa chắc chắn sẽ khiến cho công tác phục vụ tại các công sở gặp khó khăn hơn.
 
Ông Nguyễn Hà Nam, Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho biết: Sau khi có ý kiến của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố về phát động phong trào chống rác thải nhựa, Văn phòng đã triển khai ngay việc chuyển đổi các vật dụng có tính chất sử dụng một lần bằng nhựa để chuyển sang dùng thủy tinh hoặc các sản phẩm dùng lâu dài trong quá trình phục vụ hoạt động. Việc này đương nhiên gây khó khăn, vất vả hơn trong khâu phục vụ, nhưng các cán bộ, nhân viên vẫn quyết tâm thực hiện và phát huy vai trò đầu tàu trong công tác chống rác thải nhựa. 
 
Để các hoạt động hạn chế rác thải nhựa tiếp tục lan tỏa trong các cơ quan, đơn vị, cần thiết có một định hướng chung. Bà Nguyễn Thị Kim Hà – Phó Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cho biết, Sở là một trong những đơn vị đầu tiên triển khai và kêu gọi thực hiện mô hình này. 
 
Bà Hà chia sẻ: “Sau thời gian triển khai, chúng tôi cũng đang suy nghĩ, trăn trở làm sao để khắc phục các khó khăn, để phong trào trở nên hiệu quả trong thời gian dài chứ không chỉ mang tính ngắn hạn. Vì vậy, cần đưa việc hạn chế rác thải nhựa vào hoạt động đánh giá công tác môi trường của từng đơn vị. Song song với đó, tiếp tục kêu gọi, vận động toàn thể cán bộ, nhân viên trong các cơ quan cùng duy trì nhân rộng việc này.” 
 
Những cuộc họp nói "không" với chai nhựa là hành động tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, thay đổi thói quen lâu năm nơi công sở của thành phố Đà Nẵng. Cán bộ nhà nước đi trước, làm gương cho toàn thể nhân dân cùng nhau chung tay hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường chung của thành phố.
 
Quốc Dũng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hình thành thói quen hạn chế rác thải nhựa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Dẫn lối cho người sống xanh

Dẫn lối cho người sống xanh

(Tin Môi Trường) - Sống xanh rồi mới sống nhanh mở ra những góc nhìn mới cho những ai theo đuổi lối sống bền vững, cùng các giải pháp hữu ích.

Tin Môi Trường
 Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/4/2024 (tức ngày 13/3 năm Giáp Thìn) cộng đồng xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng,.đã long trọng tổ chức Lễ Hội và đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 03 cây Ruối hơn 300 năm quần tụ trước sân đình làng An Biên – nơi thờ Quốc sư đời Lý, tướng quân đời Trần và Thiên thần Quang Phổ.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

(Tin Môi Trường) - Ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề thách thức lớn trên toàn cầu, gây ra những tác động rất nguy hại tới môi trường đặc biệt môi trường biển. Trong những năm gần đây, tăng trưởng của ngành du lịch đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của du khách cũng góp phần làm tăng rác thải nhựa ra môi trường.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI