Thứ sáu, 01/12/2023, 22:47:49 PM (GMT+7)

Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam

(19:50:41 PM 06/11/2023)
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/11, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo "Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam". Tham dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, chuyên gia độc lập về kinh tế tuần hoàn.
Kinh[-]tế[-]tuần[-]hoàn[-]trong[-]quản[-]lý[-]rác[-]thải[-]ở[-]Việt[-]Nam
Ảnh: IE
 
Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ cho biết, kinh tế tuần hoàn là cách tiếp cận phát triển kinh tế thay thế cho cách tiếp cận kinh tế tuyến tính trước đây. Thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thống kê sơ bộ trên thế giới cho thấy, đến nay, ước tính có khoảng hơn 30 quốc gia/vùng lãnh thổ đã, đang và dự kiến xây dựng các lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn dưới các tên gọi khác nhau như kế hoạch, chiến lược, lộ trình. Kể từ năm 2020, khái niệm này đã được Chính phủ Việt Nam quy định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Điều 142). Tại Điều 139 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 trước ngày 31/12/2023. Do đó, Hội thảo là cơ hội để Viện tham vấn các ý kiến đóng góp của chuyên gia trong xây dựng Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035; đặc biệt là đối với nội dung quản lý rác thải, rác thải nhựa. 
 
Tại Hội thảo, đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung liên quan đến chất thải tại Dự thảo Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035; thực trạng rác thải nhựa trong ngành du lịch Việt Nam; thách thức và cơ hội trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại các cộng đồng địa phương; trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) tại Việt Nam; chuyển đổi năng lượng xanh: quan điểm toàn cầu và định hướng cho Việt Nam.
 
Tiến sỹ Lại Văn Mạnh, Trưởng Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường (Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường) cho biết, Dự thảo Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 hướng đến mục tiêu chung nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự thảo cũng đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2035, thực hiện các chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên, vật liệu, tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo; kéo dài vòng đời sản phẩm được hình thành từ nhựa; giảm chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bình quân đầu theo các năm; đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, đổi mới sáng tạo và bền vững; đóng góp vào thực hiện thành công các chủ trương, chính sách, mục tiêu quan trọng đã được đề ra trong các văn kiện của Đảng, chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
 
Theo ông Nguyễn Thi, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, kinh tế tuần hoàn là một chu trình sản xuất khép kín, các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã thể chế hóa các yếu tố kinh tế tuần hoàn đối với quản lý rác thải như: Tiếp tục thúc đẩy ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, thân thiện với môi trường, sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; phân loại chất thải rắn sinh hoạt, định giá thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo lượng; quy định trách nhiệm thu gom, tái chế, xử lý của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm, bao bì...
 
Trong đó, trách nhiệm của nhà sản xuất trong thu gom, tái chế rác thải (EPR) có 2 nội dung chính gồm: Trách nhiệm tái chế, trách nhiệm xử lý. Đối với trách nhiệm tái chế, tổ chức cá nhân, nhập khẩu có trách nhiệm tái chế theo tỷ lệ và quy cách bắt buộc đối với sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế; được lựa chọn thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì theo một trong các hình thức là tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì. Đối với trách nhiệm xử lý, tổ chức cá nhân, nhập khẩu có trách nhiệm đóng góp tài chính đối với trường hợp sản phẩm, bao bì, bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý; đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Hoàng Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
35 năm VACNE
Không xả rác
CPECO  TA Coaching @tahealingcoaching
 Ông Thọ sáng tạo đổi mới với dòng sản phẩm Topping từ sữa vị Sô cô la và Dâu

Ông Thọ sáng tạo đổi mới với dòng sản phẩm Topping từ sữa vị Sô cô la và Dâu

(Tin Môi Trường) - Đồng hành từ năm 1976, sữa đặc Ông Thọ dung dị, ngọt lành như tính cách và tâm hồn con người Việt Nam đã trở thành một thương hiệu thân thuộc đi cùng với tuổi thơ của hàng triệu người Việt, gắn liền trong mọi khía cạnh cuộc sống từ món ăn bình dị như bánh mì chấm sữa, đến lon đong gạo, hay trò chơi điện thoại ống bơ của trẻ nhỏ. Tuy vậy, để tiếp tục phát triển qua gần 5 thập kỷ, Ông Thọ vẫn không ngừng sáng tạo, cải tiến từ mẫu mã, tung sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và liên tục thay đổi của người Việt qua các thế hệ từ trẻ đến lớn.

Tin Môi Trường
 Tiềm năng và giải pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc tại Công viên địa chất toàn cầu- Cao nguyên đá Đồng văn

Tiềm năng và giải pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc tại Công viên địa chất toàn cầu- Cao nguyên đá Đồng văn

(Tin Môi Trường) - Hướng tới Đại hội lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023-2026), NGND. TSKH. Trần Công Khánh, Giám đốc Trung tâm Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền (CREDEP) đã gửi bài viết này, xin trân trọng gửi tới bạn đọc

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
 Phát hiện mẫu cá khoai dương tính với Phoóc môn khi test nhanh tại Quảng Bình

Phát hiện mẫu cá khoai dương tính với Phoóc môn khi test nhanh tại Quảng Bình

(Tin Môi Trường) - Ngày 13/11, Tổ liên ngành lấy mẫu và kiểm nghiệm nhanh an toàn thực phẩm huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã phát hiện mẫu thực phẩm cá khoai (cá cháo) dương tính với phoóc môn thông qua phương pháp test nhanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tại một số chợ trên địa bàn.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI