»

Chủ nhật, 19/05/2024, 14:06:47 PM (GMT+7)

Việc tiêu hủy ngà voi có ý nghĩa gì?

(23:08:01 PM 08/06/2016)
(Tin Môi Trường) - Ngày 14/4/2016 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề xuất lên Thủ tướng chính phủ đề án: tiêu hủy số ngà voi, sừng tê giác buôn bán, vật chuyển trái phép thời gian tại trung tâm thành phố Hà Nội nhằm thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc đấu tranh chống lại vấn nạn buôn bán mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã. Trước nhiều luồng ý kiến liên quan tới câu hỏi: Ý nghĩa, mục đích, động cơ của đề án này v..v, để giải đáp một phần nào những băn khoăn đó, xin giới thiệu bản dịch “Việc tiêu hủy ngà voi có ý nghĩa gì?” - Bài đăng trên báo The Guardian ngày 23/04/2016

Việc[-]tiêu[-]hủy[-]ngà[-]voi[-]có[-]ý[-]nghĩa[-]gì?
Ngà voi cháy thành than tại Cameroon trong ngày thứ Ba, 19/4/2016 để nhấn mạnh sự cần thiết ngăn chặn nạn buôn bán ngà voi nhằm cứu voi của Châu Phi. Ảnh: Andrew Harnik/AP


Ngày 30 tháng 4 năm 2016, tổng thống Kenya Uhura Kenyatta  châm lửa đốt cháy toàn bộ 105 tấn ngà voi tại Vườn quốc gia Nairobi. Bài báo này sẽ giải thích tại sao đây là một hành động đáng hoan nghênh.


Bằng việc đốt hầu như hoàn toàn kho ngà voi, Kenya muốn gửi thông điệp rằng ngà voi bất hợp pháp thu giữ từ những kẻ săn trộm hoặc bị bắt khi quá cảnh sẽ không đem lại lợi ích gì. Tuy nhiên, khi ngày đốt ngà voi đang tới, các nhà bình luận và chuyên gia đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về hành động này.Một số ý kiến phản đối dựa trên những nhận định chưa chính xác, một số khác đáng để suy nghĩ nghiêm túc.


Trong bài này, tôi sẽ tóm tắt 4 lập luận nổi bật nhất phản đối việc đốt ngà voi và giải thích tại sao, theo quan điểm của tôi, những lập luận này là sai.


Lập luận 1: Đó là sự lãng phí.


Nhiều người cho rằng đốt ngà voi chẳng khác nào đang đốt tiền bởi theo họ ngà voi là đồ giá trị vì vậy thay vì tiêu hủy ngà voi hãy bán nó và sử dụng tiền đó để gây quỹ cho việc bảo tồn động vật hoang dã hoặc giúp đỡ địa phương phát triển.


Những người đồng tình với quan điểm này phải thừa nhận một sự thật là không thể bán ngà voi bây giờ được dù chúng ta có muốn, trừ khi chính phủ tham gia vào chợ đen. Bởi theo các điều khoản của công ước CITES mà Kenya cũng tham gia ký, việc buôn bán ngà voi là bất hợp pháp.


Thậm chí nếu Kenya rời bỏ công ước CITES, thì cũng không biết phải bán cho ai khi việc buôn bán ngà voi giữa các nước bị cấm và các nước còn lại trên thế giới đều tuân theo Công ước này. Được rồi, một số người lại tiếp tục cho rằng điều này không có nghĩa là chúng ta phải tiêu hủy ngà voi vì tình hình có thể thay đổi trong tương lai nên hãy giữ lại ngà voi trong kho để phòng khi “túng thiếu”.


Lập luận này đã hiểu sai mục đích của việc đốt ngà voi. Đó không chỉ đơn thuần là đốt ngà voi mà là để cứu những con voi. Hành động đốt kho dự trữ ngà voi là một phần của chiến lược bảo tồn rộng hơn để xóa bỏ nhu cầu sử dụng ngà voi và đặt giá trị vào những con voi đang sống.


Giá trị kinh tế của những con voi còn ngà rất lớn. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, du lịch giải trí tạo ra 238 tỷ KSh (~ 2 tỷ USD ) cho nền kinh tế Kenya năm 2014, trong đó có hơn một nửa triệu người làm việc, trực tiếp hoặc gián tiếp, trong ngành du lịch. Đây là những lợi ích bền vững, để chúng ta bảo vệ các điểm tham quan du lịch trong đó có voi và hệ sinh thái tự nhiên.  Trong hai danh sách mà tôi tìm thấy trên mạng, vườn quốc gia và khu bảo tồn đứng thứ 7 trong số 12 điểm thu hút du lịch của Kenya trong một danh sách và ở danh sách khác cũng ở vị trí thứ 7 trên 10.


Trái lại, giá trị của số ngà voi sẽ bị đốt vào tuần tới ước tính chỉ là 3 tỷ Ksh theo giá chợ đen. Giả sử lúc nào đó trong tương lai, số ngà này được phép bán hợp pháp một lần thì giá sẽ cònthấp hơn con số này rất nhiều.


Từ góc độ kinh tế, nếu đốt ngà voi là cách chắc chắn nhất để cứu voi – mà tôi tin là đúng vậy – thì không khó để biết chúng ta nên làm gì. Đó là còn chưa tính đến các giá trị phi kinh tế không thể đong đếm được vì voi là một phần của bản sắc dân tộc, là nguồn cảm hứng và niềm vui cho người Kenya ngày nay và thế hệ mai sau.


Năm ngoái, chúng tôi đưa những đứa trẻ từ khu ổ chuột Kibera ở Nairobi tới thăm Vườn quốc gia Amboseli. Niềm vui trên khuôn mặt chúng khi xem những con voi hoang dã trong môi trường sống tự nhiên không có giá nào mua được.


Lập luận 2: Hành động này sẽ không đem lại hiệu quả.


Theo lập luận này, việc đốt ngà voi không đem lại ý nghĩa kinh tế.Có một cách tốt hơn đó là lưu thông ngà voi trên thị trường để đẩy giá xuống thấp và những kẻ săn trộm và buôn lậu sẽ không còn đất kinh doanh.


Những lập luận kinh tế quá sơ sài như vậy rất nguy hiểm.Mối quan hệ giữa nguồn cung, giá và nguồn cầu thực sự phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ và cũng rất khó để đoán trước được.Có điều chúng ta biết rằng nếu hạ giá một sản phẩm sẽ khó mà ngăn chặn việc kinh doanh của bất cứ ai khi nhu cầu thị trường được kích thích và doanh số bán hàng gia tăng.


Hãy lấy điện thoại di động làm ví dụ. Những nhà sản xuất thông minh nhận ra bằng cách giảm giá sản phẩm thấp đi họ sẽ thu được nhiều lợi nhuận cho mình từ việc khai thác các thị trường tiềm năng ở Châu Phi. Thị trường tiềm năng cho ngà voi thực sự rất lớn. Dân số hiện tại của Trung Quốc đang ở mức 1.37 tỷ người và còn tiếp tục tăng, khảo sát cho thấy hơn 80% trong tổng số người dân nước này có nhu cầu sở hữu ngà voi. Việc cho lưu thông ngà voi để buôn bán, chúng ta chẳng khác nào đang giúp tay cho những kẻ buôn lậu khi tạo thêm điều kiện trên thị trường để chúng khai thác.


Rõ ràng rằng chẳng có giải pháp kinh tế nào sẽ ngăn chặn săn bắt trộm và buôn bán ngà voi kịp thời để cứu voi Châu Phi. Với tổng số voi Châu Phi đang ở mức dưới 500.000 con và đang giảm dần thì khoảng cách giữa nguồn cung tiềm năng và nhu cầu tiềm năng đơn giản là quá lớn.


Cách duy nhất để cứu voi Châu Phí đó là loại bỏ ngà voi hoàn toàn ra khỏi thị trường.Nói cách khác, chúng ta cần một giải pháp chính trị hơn là giải pháp kinh tế. Có hai cách bổ sung để làm điều này: một là tạo ra một sự kỳ thị đối với hành động mua sản phẩm ngà voi, cách kia là bất hợp pháp hóa việc mua ngà voi. Hai phương pháp này đã được áp dụng và đem lại một số thành công nhất định trong việc ngăn chặn buôn bán các sản phẩm cá voi và lông động vật.


Đốt cháy ngà voi là một tuyên bố chính trị có ý định rất rõ ràng. Hành động như vậy có tác động to lớn tới việc nâng cao nhận thức về các vấn đề, việc mua bán ngà voi và kích động sự ủng hộ toàn cầu cho một lệnh cấm buôn bán ngà voi hoàn toàn.


Đóng góp vào nỗ lực này, Chính phủ Mỹ và Kenya, các chuyên gia bảo tồn, các đại diện truyền thông và những người ủng hộ động vật hoang dã từ khắp nơi trên thế giới cùng tới tham dự sự kiện mở đầu cho việc tiêu hủy ngà voi để thảo luận các vấn đề về động vật hoang dã và cam kết cứu voi và tê giác trên thế giới diễn ra vào thứ Bảy ngày 23 tháng 4 năm 2016.


Lập luận 3: Hành động này chỉ là trò dối  trá


Một số người đặt câu hỏi liệu số ngà voi này có bị đốt thành tro trong thực tế? Hoặc có lẽ đây là một phần dàn dựng để làm cho ngà voi biến mất trong kho dự trữ sau đó sẽ rơi vào tay các quan chức và chính trị gia tham nhũng?


Đúng là rất khó dể đốt cháy ngà voi hoàn toàn, cần có nhiệt độ cực cao trong thời dan dài.Nhưng, Kenya đã có nhiều kinh nghiệm trong việc này.Họ có đủ điều kiện để kho ngà voi bị đốt thành đống tro tàn. Kitili Mbathi tổng giám đốc Dịch vụ động vật hoang dã (KWS) cho biết 10 tấn củi và hơn 10.000 lít nhiên liệu sẽ được dùng để đốt ngà voi.


Ngoài những vấn về kĩ thuật, lập luận này có lý khi lo ngại về nạn tham nhũng, vấn nạn mà người dân Kenya đã quá quen thuộc. Có rất nhiều trường hợp các quan chức và nhân viên cảnh sát bị phát hiện đồng lõa với những kẻ buôn lậu ngà voi. Tuy nhiên, đây cũng là lí do để ủng hộ việc đốt ngà voi bởi đây là cách duy nhất bảo đảm tách ngà voi ra khỏi những  tên tội phạm buôn bán ngà voi.


Tham nhũng cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thảm họa nếu lệnh cấm của CITES được “thả lỏng” và mở ra việc buôn bán ngà voi. Chúng ta biết rằng tham nhũng không chỉ là một vấn nạn của Châu Phi.  Những tài liệu mật Panama cho thấy có sự tồn tại của một ngành công nghiệp toàn cầu cho các hoạt động chuyển tiền thu được từ các hành động phạm pháp thành hợp pháp. Những kẻ buôn lậu cũng sử dụng phương thức tương tự như vậy để biến ngà voi săn trộm thành ngà voi “hợp pháp”.


Nghiên cứu cho thấy rằng ranh giới giữa việc buôn bán ngà voi hợp pháp và bất hợp pháp có rất nhiều lỗ hổng .Miễn là có một phần nào đó buôn bán ngà voi được hợp pháp, nó sẽ được dùng để che đậy cho phần buôn bán bất hợp pháp vì rất khó phân biệt được giữa ngà voi bất hợp pháp và hợp pháp.


Nếu như buôn bán ngà voi bị cấm triệt để, các nhà chức trách sẽ biết rằng bất cứ ngà voi nào bị phát hiện buôn bán là trái pháp luật.Điều này cũng sẽ giúp việc ngăn chặn những kẻ buôn lậu ngà voi dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu buông lỏng lệnh cấm, chẳng khác nào chúng ta đang tiếp tay thêm cho bọn chúng.


Đó là những gì đã xảy ra khi một số nước Châu Phithuyết phục CITES cho phép mua bán đứt đoạn một lần từ kho dự trữ ngà voi năm 2009, dẫn tới một sự bùng nổ nhu cầu ngà voi tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á .


Lập luận 4: Đó là sự can thiệp của nước ngoài.


Một số người bình luận rằng việc đốt ngà voi cho thấy nước Châu Phi đó “đầu hàng” trước áp lực từ “bên ngoài”. Theo như cách nói này, tất cả mọi hành động giống như buổi diễn công khai được sắp xếp để làm hài lòng các nhà bảo tồn đông vật nước ngoài, đặc biệt là những ai đang tài trợ cho diễn đàn The Giants Club về bảo tồn.


The Giants Club là một diễn đàn bảo vệ voi có sự tham gia của các nguyên thủ Châu Phi, các nhà lãnh đạo kinh doanh toàn cầu và các chuyên gia bảo tồn. Kenya sẽ là nước tổ chức hội nghị bảo tồn động vật hoang dãtiếp theo của diễn đàn, cũng cùng lúc với sự kiện đốt ngà voi.


Lập luận này là vô căn cứ. Đúng là các nước Châu Phi khác là thành viên của diễn đàn the Giants Club và cam kết với “Sáng kiến bảo vệ voi”, nhưng việc tham gia này chẳng có gì hơn ngoài lời hứa không sử dụng kho ngà voi vì mục đích kinh tế trong một thời gian 10 năm – bằng 1/8 cuộc đời của một con voi.


Đốt ngà voi là một truyền thông thực sự của Kenya. Họ đã tạo ra truyền thống này khi nào năm 1989 ngọn lửa đầu tiên do tổng thống Moi thắp sáng ủng hộ lệnh cấm buôn bán ngà voi được CITES phê duyệt năm sau đó. Ngọn lửa đầu tiên này chứng minh sức mạnh sáng tạo cũng như hủy hoại của lửa.


Bằng cách đốt kho ngà voi, Kenya một lần nữa cho thấy sự lãnh đạo của chính phủ và tăngtầm ảnh hưởng của mình đến các quốc gia khác. Mặc dù tại hội nghị Giant Club sẽ có nhiều vấn đề được thảo luận một cách khéo léo, nhưng hành động đốt ngà voi đã gửi một thông điệp rõ ràng: nếu chúng ta không nghiêm tục về việc cứu Voi Châu phi thì những giải pháp cục bộ không bao giờ là đủ.

Báo cáo của WCS Việt Nam cập nhật số lượng và danh sách các nước đã tiêu hủy ngà voi:

 

Việc tiêu hủy ngà voi có ý nghĩa gì?

The Guardian ngày 23/04/2016 - WCS Việt Nam lược dịch
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Việc tiêu hủy ngà voi có ý nghĩa gì?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa

Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa

(Tin Môi Trường) - Loài cua dừa khổng lồ nặng trung bình khoảng 4kg một con, có khả năng bóc tách vỏ quả dừa, trở thành sinh vật thống trị hòn đảo xa xôi ở Nam Thái Bình Dương vì không có động vật bản xứ cạnh tranh.

VACNE 30 năm
 Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 24-4, khi chứng kiến cây đa làng Bàng Tân (xã Đại Đồng, Đại Lộc, Quảng Nam) được công nhận là cây di sản Việt Nam, nhiều người ấn tượng với bộ rễ khủng của cây đa cổ thụ này chồm lên trùm kín làm mái lợp, tường bao cho gian miếu thờ phía dưới.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI