»

Thứ bảy, 04/05/2024, 10:56:05 AM (GMT+7)

Quy y cho cây - hướng tâm trân trọng môi trường

(17:56:06 PM 02/01/2021)
(Tin Môi Trường) - Và nhớ, một trong những giải pháp bảo vệ rừng ở các quốc gia Phật giáo Nam truyền, khởi đi từ Thái Lan, đó là hành động quy y cho cây của các nhà sư.

Quy[-]y[-]cho[-]cây[-]-[-]hướng[-]tâm[-]trân[-]trọng[-]môi[-]trường

Các sư Thái Lan quy y cho cây - Ảnh: BBC

 
Một số cây cổ thụ khỏe mạnh ở TP.HCM bị đốn hạ. Thông tin này khiến ai yêu cây cũng tiếc nuối, phần vì diện tích cây ở thành phố đang thiếu hụt, phần vì mất đi một cái cây lâu năm là mất đi vùng trời ký ức của nhiều người, nhất là những người thụ hưởng màu xanh, bóng mát của những cây này.
 
Việc chặt cây để ngăn tai nạn khi cây bị bệnh hoặc tỉa bớt tán cây trên các con đường của thành phố là cần thiết, thi thoảng đi đường mọi người vẫn bắt gặp. Nhưng việc đốn hạ một cây khỏe mạnh, đã sống lâu năm lại là một dấu hỏi, khiến mọi người khó chấp nhận.
 
Thương cây! Đó là tình cảm tự nhiên của bất kỳ ai yêu thiên nhiên và màu xanh, trăn trở với việc Trái đất đang ngày càng thưa vắng những vạt rừng, thành phố đang ngày càng nhiều mảng bêtông và thu hẹp không gian có bóng cây. 
 
Do vậy, đi kèm với thương là lo, cho số phận của không chỉ những cây khác mà còn của chính con người, sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự tích cực phá rừng, chặt cây của con người.
 
Cách đây ít lâu, trên thành phố ngàn hoa rộ lên chuyện người ta đầu độc thông, số lượng hàng ngàn cây. Nghe mà đau lòng, nhất là với những ai yêu Đà Lạt và những rừng thông vi vu. Việc chặt nhánh thông để trang trí Giáng sinh cũng từng xảy ra và gây bất bình cho người yêu thông.
 
Cứ vậy, những bản tin phá rừng, cháy rừng, chặt cây trong lòng phố... trở thành những nhát chém vào sự bình yên. Mọi người lại liên tưởng đến những đợt lũ quét, lụt lớn xảy ra ở đó đây rồi đặt vấn đề: thiên tai hay nhân tai?
 
Và nhớ, một trong những giải pháp bảo vệ rừng ở các quốc gia Phật giáo Nam truyền, khởi đi từ Thái Lan, đó là hành động quy y cho cây của các nhà sư. 
 
Quy y là một nghi lễ, qua đó một người phát nguyện trở về nương tựa Phật - Pháp - Tăng (Tam bảo) và được các nhà sư làm lễ, đặt cho pháp danh. 
 
Ngay lúc đó, người ấy trở thành Phật tử, thực hành lời dạy của Đức Phật để ý, khẩu, thân trở nên tốt đẹp, thanh tịnh hơn trong đời sống hằng ngày.
 
Còn quy y cho cây? Thật bất ngờ, trên 25 năm qua, nhà sư Phrakru Pitak Nanthakthun, trụ trì chùa Arunyawas ở đông bắc Thái Lan, đã tiến hành việc này nhằm bảo vệ rừng. 
 
Chia sẻ với BBC, sư Phrakru Pitak Nanthakthun giải thích: "Khi bạn quy y cho cây, cây sẽ trở nên linh thiêng và không ai muốn hủy diệt cây đã được quy y".
 
Theo đó, các vị sư sẽ hướng dẫn người dân cùng cột các dải y màu cam cho các cây, qua đó các sư khuyến khích người dân tôn trọng các cây đã được quy y. 
 
"Khi người dân nhìn thấy các cây được quy y, họ biết rằng cả khu rừng đã được ban phước lành" - sư Phrakru Pitak Nanthakthun nói.
 
Ở Việt Nam chưa có truyền thống đó nhưng các tín đồ đạo Phật cũng được hướng dẫn tôn trọng sự sống, kể cả sự sống của cây xanh. Việc khuyến khích Phật tử ăn chay cũng trong tinh thần nuôi dưỡng lòng từ bi với tinh thần bảo hộ sự sống của muôn loài. 
 
Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn gọi "Đất Mẹ là vị Bồ Tát" để khuyến hóa tín đồ chánh niệm trong tiêu thụ cũng như hành động của mình với thiên nhiên.
 
Theo quy hoạch về diện tích cây xanh ở TP.HCM, con số đưa ra: cần đạt được từ 6-7 m2/người, nhưng hiện chỉ đạt 0,5 m2/người.
 
Thêm nữa, các đô thị mới đều được yêu cầu khi quy hoạch: phải dành một phần diện tích cho cây xanh tương ứng với 7 m2/người nhưng thực tế trong các khu đô thị mới, diện tích cây xanh chỉ đạt 0,5 m2/người. Như vậy là quá ít ỏi.
 
Chính vì vậy, tại hội thảo định hướng quy hoạch và phát triển cây xanh, công viên chiếu sáng các quận nội thành giai đoạn 2019-2025 do UBND TP.HCM tổ chức ngày 14-8-2019, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân thẳng thắn: kinh tế TP.HCM khá phát triển nhưng cây xanh còn hạn chế.
 
Như vậy, việc đốn hạ cây trong thành phố càng cần phải cân nhắc! Ở ta không có truyền thống quy y cho cây, nhưng có thể gắn "huy chương" cho những cây lâu năm, xem đó là những "chiến sĩ" đã đồng hành cùng thành phố, tạo nên những ký ức tốt đẹp cho người dân. Những cây đó như một biểu tượng để mọi người biết ơn, tôn trọng, một thực thể có giá trị của con người...
(Lưu Đình Long /TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quy y cho cây - hướng tâm trân trọng môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 24-4, khi chứng kiến cây đa làng Bàng Tân (xã Đại Đồng, Đại Lộc, Quảng Nam) được công nhận là cây di sản Việt Nam, nhiều người ấn tượng với bộ rễ khủng của cây đa cổ thụ này chồm lên trùm kín làm mái lợp, tường bao cho gian miếu thờ phía dưới.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI