»

Thứ hai, 20/05/2024, 15:47:43 PM (GMT+7)

68 triệu con cừu Australia không ai xén lông cho vì Covid-19

(14:49:15 PM 09/08/2020)
(Tin Môi Trường) - Lê Thanh12:32 09/08/2020Australia rơi vào cảnh thiếu hụt thợ xén lông cho đàn cừu 68 triệu con, khi hàng trăm người lao động không thể nhập cảnh giữa tình hình phức tạp của đại dịch Covid-19.

Mỗi năm, khi Nam bán cầu bước vào mùa xuân, hàng trăm thợ xén lông cừu từ New Zealand sẽ bay sang nước láng giềng cho đợt thu hoạch truyền thống. Đại dịch Covid-19 ập đến khiến truyền thống nhiều thập kỷ qua của ngành công nghiệp len nước này bị đảo lộn.

 
Australia đang thiếu hụt nghiêm trọng thợ xén lông cừu cho đàn gia súc 68 triệu con. Hàng trăm người lao động từ New Zealand không thể nhập cảnh vì rủi ro lây nhiễm virus corona. Nhiều người cũng không muốn vượt biển Tasman khi thấy số ca nhiễm ở nước láng giềng tăng vọt, theo Guardian.
 
Ngành công nghiệp len từ lông cừu Australia lại phụ thuộc đáng kể vào lao động hợp đồng ngắn hạn từ New Zealand và Anh. Vào mùa thu hoạch tháng 8 mỗi năm, ít nhất 480 thợ từ New Zealand nhập cảnh. Jason Letchfor, người phát ngôn Hiệp hội Lao động hợp đồng Xén lông cừu Australia, nói nước này chỉ có khoảng 3.000 thợ nội địa.
 
68[-]triệu[-]con[-]cừu[-]Australia[-]không[-]ai[-]xén[-]lông[-]cho[-]vì[-]Covid-19
Thợ xén lông cừu không thể nhập cảnh vào Australia đe dọa an toàn sức khỏe đàn gia súc 68 triệu con của nước này. Ảnh: Getty.
 
"Chúng tôi đối mặt 2 vấn đề về sức khỏe gia súc. Thứ nhất, việc xén lông cần diễn ra đúng thời điểm để gia súc có thể trạng phù hợp cho sinh nở. Thứ hai là dịch ruồi. Nếu cừu giữ lông quá lâu, chúng ta sẽ thấy tỷ lệ dịch tăng", Letchford cho biết.
 
Dịch ruồi gây nên bởi giống ruồi xanh (Calliphoridae). Loài này đẻ trứng trên cừu, có thể gây bệnh khiến gia súc chết đàn hoặc người chăn nuôi phải dùng đến biện pháp an tử cho cừu. Các nông dân Australia mỗi năm thiệt hại khoảng 200 triệu USD vì dịch bệnh này, theo ước tính của chính quyền Tây Australia.
 
Covid-19 khiến Australia và New Zealand siết chặt xuất nhập cảnh. Chỉ công dân Australia, thường trú nhân và người thân được nhập cảnh nhưng phải cách ly trong 2 tuần ở khách sạn.
 
Thậm chí, nếu lao động hợp đồng từ New Zealand được cấp phép nhập cảnh, họ có thể tốn hơn 7.000 USD cho tiền bay và cách ly. Chính phủ New Zealand không hỗ trợ chi phí cách ly bắt buộc ở chiều về cho trường hợp công dân xuất ngoại dưới 90 ngày.
 
Bên cạnh đó, số chuyến bay giữa hai nước cũng giảm do dịch Covid-19. Hãng Air New Zealand hoãn đặt chuyến đến sớm nhất là ngày 28/8
(Lê Thanh/Tc Tri thức trực tuyến)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 68 triệu con cừu Australia không ai xén lông cho vì Covid-19

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 17/5/2024, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp xem xét hàng loạt hồ sơ cây cổ thụ từ 6 tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La và Khánh Hòa mới gửi về, công nhận thêm 50 cây đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam, trong đó có 5 loài thực vật mới

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI