»

Thứ bảy, 11/05/2024, 20:28:47 PM (GMT+7)

Chủ tịch Hà Nội ra "tối hậu thư" giải quyết khủng hoảng rác

(14:25:18 PM 14/01/2019)
(Tin Môi Trường) - Sáng 14.1, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Sở Xây dựng và huyện Sóc Sơn trong hôm nay phải giải quyết được cơn "khủng hoảng" rác của Hà Nội.

 Chủ[-]tịch[-]Hà[-]Nội[-]ra[-]"tối[-]hậu[-]thư"[-]giải[-]quyết[-]khủng[-]hoảng[-]rác

Một số người dân vẫn "phong tỏa" đường vào bãi rác Nam Sơn -ẢNH TT
 
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP.Hà Nội với các quận, huyện, thị xã sáng nay, 14.1, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đặc biệt yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Vương Văn Bút báo cáo riêng về tình trạng người dân “phong tỏa” bãi rác Nam Sơn.
 
Theo đó, lãnh đạo Sóc Sơn cho biết, chính quyền địa phương vẫn tiếp tục đối thoại, thuyết phục người dân, “2 - 3 giờ sáng nay vẫn ở bãi rác”. “Lãnh đạo huyện vẫn đang ở Nam Sơn để đối thoại. Chúng tôi sẽ cố gắng giải tỏa sớm để trong ngày hôm nay thông được xe vào bãi rác”, vị này nói.
 
Sau khi lãnh đạo Sóc Sơn báo cáo, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Sở Xây dựng và huyện khẩn trương phối hợp để trong ngày hôm nay có thể vận chuyển được rác vào bãi.
 
Trước đó, ngày 13.1, UBND TP.Hà Nội cũng ban hành Văn bản số 194/UBND-GPMB giao nhiệm vụ cụ thể việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 500 m Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn - văn bản mà người dân cho rằng “mới giải quyết được 70% nguyện vọng” của họ.
 
Theo đó, ngày 12.1.2019, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có văn bản yêu cầu giải phóng mặt bằng để di dân ra ngoài vùng ảnh hưởng môi trường của xử lý rác thải (vùng bán kính 500 m).
 
Ngày 13.1.2019 lãnh đạo UBND thành phố cũng đã làm việc cùng lãnh đạo các sở, ngành, UBND huyện Sóc Sơn và đại diện chính quyền các thôn và một số hộ dân của 3 xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn, thống nhất được một số nội dung.
 
Trên cơ sở đó, tại Văn bản số 194 này, UBND thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường trước 17.1.2019 phải tham mưu, trình Chủ tịch UBND thành phố ban hành quyết định giao nhiệm vụ cho UBND huyện Sóc Sơn (Trung tâm Phát triển quỹ đất Sóc Sơn) thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng theo ranh giới, chỉ giới quy hoạch vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 500 m Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn.
 
Trước 30.3 phải phê duyệt phương án bồi thường
 
UBND TP.Hà Nội đã “cầm tay chỉ việc” cụ thể cho từng cơ quan chức năng với mốc thời gian cụ thể.
 
Theo đó, trước 20.1, Sở Tài nguyên - Môi trường phải thẩm định xong bản đồ hiện trạng vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 500 m Khu liên hợp; phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức phê duyệt, cắm và bàn giao mốc giới ngoài thực địa cho UBND huyện Sóc Sơn trước ngày 20.2, làm cơ sở để tiến hành việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng theo quy định.
 
Đối với UBND huyện Sóc Sơn, UBND thành phố giao trước 15.1 phải hoàn thiện hồ sơ đo đạc, bản đồ hiện trạng vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 500 m, trình Sở Tài nguyên - Môi trường xác nhận.
 
Trước 17.1, UBND huyện nộp hồ sơ gửi Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội xác định ranh giới, chỉ giới đường đỏ vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 500 m; tổ chức triển khai việc cắm mốc giới thu hồi đất, giải phóng mặt bằng xong trước ngày 15.2.
 
Trước 30.3, UBND huyện tiến hành việc lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân theo thẩm quyền, đảm bảo tiến độ chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ từ 2.2019.
 
UBND thành phố giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội trước ngày 23.1 hoàn thành việc xác định ranh giới, chỉ giới đường đỏ vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 500 m Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn theo quy định.
 
Trước 30.1, Sở Quy hoạch - Kiến trúc hoàn thành việc chấp thuận ranh giới, chỉ giới đường đỏ vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 500 m.
T.N
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chủ tịch Hà Nội ra "tối hậu thư" giải quyết khủng hoảng rác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

(Tin Môi Trường) - Mới đây, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã báo cáo Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan về gói thầu di dời, đốn hạ cây xanh làm tuyến metro số 2.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI