»

Thứ ba, 14/05/2024, 08:53:51 AM (GMT+7)

Kiến nghị Quy hoạch điện VIII: Không phát triển thêm các dự án nhiệt điện than mới

(07:48:04 AM 04/03/2021)
(Tin Môi Trường) - Ngày 2/3/2021, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA), Liên minh Phòng chống các Bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) và Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) đã gửi Thư kiến nghị góp ý cho Quy hoạch điện Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (QHĐ VIII) đến Bộ Công Thương theo đúng quy trình góp ý.

 Đồng thời, 3 Liên minh cũng chia sẻ thư kiến nghị đến lãnh đạo của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành và các tỉnh, thành phố có liên quan tới các dự án điện được quy hoạch trong dự thảo QHĐ VIII.

 

Kiến[-]nghị[-]Quy[-]hoạch[-]điện[-]VIII:[-]Không[-]phát[-]triển[-]thêm[-]các[-]dự[-]án[-]nhiệt[-]điện[-]than[-]mới

Tro xỉ gây ô nhiễm và quá tải của các nhà máy nhiệt điện ở Vĩnh Tân.

 

Ngày 22/2/2021 bản dự thảo QHĐ VIII đã được đăng tải trên website của Bộ Công thương cùng công văn lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương. Việc lần đầu tiên Bộ Công thương công bố công khai đầy đủ các tài liệu của QHĐ VIII là một bước đột phá lớn về minh bạch thông tin của Bộ Công thương so với các kỳ Quy hoạch trước.
 
Về tổng quan, so với QHĐ VII điều chỉnh, QHĐ VIII tại mốc 2030 đã có một số thay đổi lớn: loại bỏ 5.000 MW điện than, 29.8000 MW điện than còn lại được phát triển từ 2021 kéo dài tới 2045; Tăng tỷ trọng đóng góp của năng lượng tái tạo từ 21% lên 32.5%. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu bản dự thảo, các Liên minh nhận định dự thảo quy hoạch vẫn có một số điểm cần được xem xét kỹ lưỡng hơn, cụ thể:
 
1. Những khó khăn và tồn tại của điện than trong thời gian qua cho thấy cần xem xét lại tính khả thi và hệ lụy của kế hoạch tiếp tục phát triển điện than mới, đặc biệt trong giai đoạn 10 năm tới.
 
2. Năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, tích trữ năng lượng) chưa được chú trọng phát triển trong 10 năm tới so với tiềm năng và cơ hội hiện có và cũng chưa thể hiện được sự đột phá chính sách với lĩnh vực mới này.
 
3. Các giải pháp thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế: chưa có phương án huy động vốn cụ thể và đề xuất xem xét cấp bảo lãnh chính phủ cho các dự án BOT là không hợp lý; lộ trình phát triển thị trường điện cạnh tranh tiếp tục bị đẩy lùi…
 
4. Một số thông tin và dữ liệu trong bản thuyết minh và phụ lục đang không có sự thống nhất 
 
Theo quan điểm chỉ đạo của Nghị Quyết 55 của Bộ Chính tri “ưu tiên khai thác, sử dụng triệt đểvà hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới”, đồng thời từ bài học của giai đoạn quy hoạch trước, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh Covid đòi hỏi các quốc gia hướng tới phục hồi Xanh, Quy hoạch điện VIII cần đưa ra những giải pháp khả thi, đột phá, bám sát và khai thác cơ hội từ những xu thế mới để dự báo, định hướng phát triển ngành điện theo hướng bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
 
Tiếp tục phát triển nhiệt điện than sẽ đặt Việt Nam  ở chiều ngược lại với xu thế chuyển dịch xanh của thế giới và nỗ lực thực hiện mục tiêu khí hậu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tăng thêm rủi ro khi Việt Nam đứng trước nguy cơ phải phụ thuộc vào nguồn cấp vốn duy nhất là Trung Quốc. Ngoài ra, việc gia tăng phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu than, khí cho phát điện sẽ đặt ra nhiều rủi ro với an ninh năng lượng quốc gia. Trong khi đó, tiềm năng của năng lượng tái tạo lại chưa được tận dụng đúng mức (tổng công suất huy động của năng lượng tái tạo chỉ chiếm 4% vào năm 2030) và nguồn vốn cho loại hình năng lượng này lại khá đa dạng, từ nhiều thị trường trong và ngoài nước.
 
Vì vậy, các Liên minh kiến nghị Bộ Công thương không phát triển thêm các dự án điện than mới, đặc biệt là trong giai đoạn 10 năm tới, thay vào đó có các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh hơn nữa phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời phân tán và điện gió.
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kiến nghị Quy hoạch điện VIII: Không phát triển thêm các dự án nhiệt điện than mới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Gạo gốc xù sì ba bốn người ôm không xuể, có tuổi hơn 300 năm trong khuôn viên ngôi chùa cổ Long Khánh ở làng rèn Bàn Mạch, xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (cách thành cổ Sơn Tây – Hà Nội về hướng Tây Bắc khoảng 5 Km) được vinh danh Cây Di sản Việt Nam sáng nay (10/3/2024).

Tin Môi Trường
 Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh

Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh

(Tin Môi Trường) - Đó là thông điệp mà ông Võ Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vừa diễn ra sáng nay 24/4/2024 tại trụ sở UBND thành phố.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI