»

Thứ sáu, 17/05/2024, 05:44:48 AM (GMT+7)

SÔNG ĐỒNG NAI "SỐNG CHẾT MẶC BÂY": Triệu người đang bị đe dọa

(08:49:17 AM 25/09/2019)
(Tin Môi Trường) - Bất chấp việc sông Đồng Nai liên tục kêu cứu, các vụ xâm hại, đầu độc con sông này vẫn cứ liên tiếp diễn ra

>>Sông Đồng Nai "sống chết mặc bây"!

 

Ngoài vấn nạn "cát tặc", sông Đồng Nai chảy qua nhiều tỉnh, thành còn bị nhiều cá nhân, tổ chức cho lấp lấn, lấy sông làm của riêng, đặc biệt ngày đêm phải gánh chịu việc xả thải của hàng loạt nhà máy, KCN, làng bè... Thế nhưng không ít giải pháp giải quyết ô nhiễm cứ giậm chân tại chỗ.


Di dời KCN Biên Hòa 1... trên giấy
 
Nói đến chuyện bế tắc trong việc xử lý ô nhiễm thì phải kể đến chuyện di dời KCN Biên Hòa 1. Chủ trương giải tỏa KCN Biên Hòa 1 tại TP Biên Hòa để cứu sông Đồng Nai đã có từ 19 năm trước, đã được Thủ tướng đồng ý nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện rốt ráo.
 
Nguyên nhân là về cơ bản vẫn chưa thống nhất được giá bồi thường, hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) đã thuê đất trong KCN dù tại rất nhiều cuộc họp liên quan, ông Nguyễn Phú Cường - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai - đã chỉ đạo thúc đẩy nhanh các công đoạn thực hiện giải tỏa, chuyển đổi công năng KCN này. Lý do được đưa ra là quá trình thực hiện hồ sơ chuyển đổi công năng gặp một số vướng mắc chưa tháo gỡ được.
 
SÔNG[-]ĐỒNG[-]NAI[-]"SỐNG[-]CHẾT[-]MẶC[-]BÂY":[-]Triệu[-]người[-]đang[-]bị[-]đe[-]dọa
Một góc KCN Biên Hòa 1 - nơi đang ngày đêm đe dọa nguồn nước sông Đồng Nai
 
Theo hồ sơ, đề án khắc phục ô nhiễm môi trường và chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 được giao cho Công ty Phát triển Sonadezi thực hiện. Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Chủ tịch HĐQT Công ty Sonadezi, cho biết hiện đề án đã thực hiện xong nhưng các bước tiếp theo vẫn chưa được triển khai. Hiện KCN Biên Hòa 1 vẫn có 82 DN thuê đất, trong đó có 63 DN có thời hạn thuê đất kéo dài đến năm 2051; 5 DN đến năm 2021 sẽ hết hạn hợp đồng thuê đất và 14 DN đã dừng hoạt động, đang cho đơn vị khác thuê lại đất làm kho bãi, nhà xưởng.
 
Thêm nguồn ô nhiễm, xâm hại
 
Trên sông La Ngà (phụ lưu của sông Đồng Nai) đoạn qua xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai mới đây lại diễn ra tình trạng hàng trăm tấn cá lồng, bè chết phơi trắng bụng chỉ trong một đêm, nhiều người nuôi cá trở nên trắng tay. Tại làng bè Tân Mai (TP Biên Hòa) nhiều năm qua cũng diễn ra tình trạng tương tự… Ở những làng bè này, chỉ cần một cơn mưa lớn kéo dài là người nuôi cá phát hiện bất thường, dù cố gọi nhau cứu cá nhưng không thể cứu vãn. Hàng trăm tấn cá các loại như lăng, chép, điêu hồng… sắp đến kỳ thu hoạch phải đưa đi tiêu hủy hoặc bán với giá rẻ mạt.
 
Tình trạng trên cứ xảy ra nhưng nguyên nhân cứ mãi mù mờ. Có thời điểm địa phương cho rằng xảy ra tình trạng này là do kỹ thuật nuôi, còn người dân thì cho là do ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất bên cạnh, thậm chí họ cho rằng DN có thể lợi dụng trời mưa để xả thải ra môi trường. Bên thứ ba lại cho rằng chính các làng bè này cũng được xác định góp phần khá lớn gây ô nhiễm sông do các nguồn thức ăn đổ xuống sông.
 
Còn dự án lấn sông của Công ty Toàn Thịnh Phát do UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép gặp phản ứng dữ dội của dư luận thì hơn 4 năm nay vẫn nằm yên chiếm sông. Ngay cạnh đó, việc lợi dụng dự án chưa hoàn thiện hồ sơ để đổ đất đá lấp, lấn ra sông hàng chục mét tại khu vực xã Hiệp Hòa (TP Biên Hòa) sau khi bị phản ánh, nhiều cán bộ đã bị xử lý kiểm điểm, hiện được để nguyên, "án binh bất động".
 
Thiếu quyết liệt
 
Nói về chuyện để các dự án lấn sông vẫn cứ thế nằm yên mà chưa trả lại nguyên trạng, nhiều người cho rằng tất cả là do chính quyền thiếu quyết liệt. Về vấn đề này, khi liên hệ với các cơ quan chức năng, chúng tôi luôn không nhận được câu trả lời thỏa đáng.
 
Tương tự, đối với việc hạn chế ô nhiễm, theo tìm hiểu, để khắc phục những vấn đề nghiêm trọng đối với sông Đồng Nai mà dư luận thời gian qua lên tiếng, tỉnh Đồng Nai đã có nhiều động thái mang tính lâu dài nhưng lại không thể thực hiện được dứt điểm. Chẳng hạn, tỉnh Đồng Nai cho rằng có sự giám sát thường xuyên hơn đối với việc xử lý chất thải, đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc nước mặt trên sông; lên kế hoạch sắp xếp lại làng bè cá Tân Mai gây ô nhiễm; cưỡng chế dỡ bỏ trại heo "khủng" (phát hiện khi mới được xây dựng) đầu nguồn bên hồ Trị An, mạnh tay với "cát tặc"…
 
SÔNG[-]ĐỒNG[-]NAI[-]"SỐNG[-]CHẾT[-]MẶC[-]BÂY":[-]Triệu[-]người[-]đang[-]bị[-]đe[-]dọa
Cá bè trên sông La Ngà (hệ thống sông Đồng Nai) chết trong đêm 16-5 Ảnh: XUÂN HOÀNG
 
Tuy nhiên theo tìm hiểu, đến nay, việc quy hoạch làng bè vẫn còn nhiều công đoạn, "cát tặc" thì vẫn lộng hành như chỗ không người khiến người dân kêu trời. Riêng việc di dời KCN Biên Hòa 1, mới đây, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có tờ trình Chính phủ đề nghị đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch KCN của Việt Nam. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc để triển khai các bước tiếp theo trong việc chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1, nhằm bảo vệ môi trường nguồn nước sông Đồng Nai cho hàng triệu người dân. Dự kiến, sau khi di dời các DN đang hoạt động trong KCN này, sẽ tiến hành đấu giá đất và triển khai dự án xây dựng khu vực trên thành khu đô thị, thương mại - dịch vụ và trung tâm hành chính tỉnh.

Lãnh đủ!
 
Ngoài KCN Biên Hòa 1, nguồn nước thải gây ô nhiễm sông Đồng Nai còn xuất phát tại vùng giáp ranh 3 địa phương TP HCM - Đồng Nai - Bình Dương, với hệ thống cống nước xả thải nơi len lỏi, nơi ồ ạt chảy ra. Ở đoạn chảy qua TP Biên Hòa, con sông đang oằn mình gánh nước thải của đô thị hơn triệu dân. Phía quận 9
 
(TP HCM), các thị xã Dĩ An, Tân Uyên (Bình Dương) với nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất mọc lên ngày càng nhiều, việc tiêu tán nước thải từ sinh hoạt đến công nghiệp (đã xử lý hay chưa qua xử lý) cũng dồn về sông Đồng Nai.
 
Nói sông Đồng Nai ô nhiễm thì phải có bằng chứng. Bằng chứng ở đây là qua nhiều lần quan trắc các vùng nước mặt, cơ quan chuyên môn xác định chất lượng nước mặt của con sông này bị ô nhiễm rất nặng. Trong đó, nếu đoạn từ hợp lưu với sông Đạ Huoai, giáp ranh 2 tỉnh Đồng Nai - Lâm Đồng (thượng nguồn) đến đoạn hợp lưu với sông Bé và đoạn qua huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) tuy ô nhiễm nhưng không nguy hiểm thì đoạn qua TP Biên Hòa, nước sông Đồng Nai được xác định là ô nhiễm nghiêm trọng, hàng loạt thông số đều vượt quy chuẩn, trong đó có hàm lượng sắt và các vi khuẩn gây bệnh. Khu vực này cũng chính là nơi tiếp nhận nước để xử lý nước sinh hoạt của các nhà máy nước Thủ Đức, Tân Hiệp, Bình An…cung cấp nước cho gần 20 triệu dân Biên Hòa và TP HCM.
 
Ghi nhận thực tế trên sông, đoạn qua TP Biên Hòa bằng cách hỏi cư dân hai bên bờ có bị ảnh hưởng không thì ai cũng nói câu hỏi này họ đã trả lời nhiều lần với các nhà báo và chuyên gia môi trường. Đó là, nhìn mặt nước thì không thấy bẩn nhưng cứ lao mình xuống tắm là nổi mẩn, ngứa ngáy khắp người! 
 
Lần đầu xử tội phá sông
 
Ngày 8-9, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Ngô Thanh Phú (36 tuổi; ngụ huyện Cần Đước, tỉnh Long An) 1 năm tù về tội "Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên". Đây là lần đầu tiên TAND tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử hình sự một vụ khai thác cát trái phép trên địa bàn.
 
Theo hồ sơ vụ việc, tháng 10-2018, Phú không có giấy phép khai thác cát nhưng vẫn thỏa thuận với Nguyễn Xuân Tiến (ngụ phường Hóa An, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) về việc sẽ bơm hút cát trái phép trên sông Đồng Nai để bán cho Tiến với giá 100.000 đồng/m3. Phú đã liên lạc với Tiến cho người đưa sà lan vào khu vực sông Đồng Nai thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hòa để hút trộm cát. Trong lúc Phú cùng các đối tượng đang bơm hút cát thì bị Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai bao vây.
 
Chủ tọa phiên tòa xác định hành vi của Phú đã vi phạm các quy định quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên, khoáng sản.
 
Hiện nay, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến người dân và hệ sinh thái.
XUÂN HOÀNG - ĐÌNH THI (báo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: SÔNG ĐỒNG NAI "SỐNG CHẾT MẶC BÂY": Triệu người đang bị đe dọa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI