»

Thứ ba, 14/05/2024, 14:31:17 PM (GMT+7)

Đắk Nông kiến nghị nhiều giải pháp để tháo gỡ vướng mắc do quy hoạch bô xít

(06:22:45 AM 26/07/2023)
(Tin Môi Trường) - Ngày 25/7, Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, đã làm việc tại tỉnh Đắk Nông để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án trên khu vực quy hoạch khoáng sản bô xít trên địa bàn.

 Đắk[-]Nông[-]kiến[-]nghị[-]nhiều[-]giải[-]pháp[-]để[-]tháo[-]gỡ[-]vướng[-]mắc[-]do[-]quy[-]hoạch[-]bô[-]xít

Dự án Quảng trường trung tâm thành phố Gia Nghĩa đang phải dừng thi công vì thiếu mỏ đất đắp liên quan đến quy hoạch chồng chéo khai thác khoáng sản bô xít. Ảnh: Phan Tuấn

 

Tỉnh Đắk Nông có diện tích hơn 650.000 ha. Trong đó, việc phát triển công nghiệp khai thác bô xít, chế biến alumin, luyện nhôm và năng lượng tái tạo được xác định là một trong 3 trụ cột kinh tế. Những năm qua, khai thác bô xít, chế biến alumin đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông.
 
Theo quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 (gọi tắt là Quyết định 866), diện tích quy hoạch bô xít chiếm 27% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đắk Nông.
 
Hiện quy hoạch bô xít ở Đắk Nông đang có sự chồng lấn với các quy hoạch về đất đai, giao thông… Qua thống kê, ngành chức năng tỉnh xác định có trên 1.000 dự án đang chồng lấn với quy hoạch bô xít. Các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, tận thu khoáng sản… đang gây ra những vướng mắc lớn đối với việc triển khai các dự án. Những vướng mắc này gây lực cản cho sự phát triển kinh tế - xã hội, gây lãng phí cơ hội đầu tư cho các hoạt động kinh tế khác, kể cả khu vực ngoài quốc doanh.
 
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương của Đắk Nông đã phân tích những vấn đề khó khăn, bất cập quy hoạch khoáng sản bô xít. Những vấn đề này cần có sự hỗ trợ, hướng dẫn của Trung ương, cụ thể là Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
 
Trên cơ sở đó, tỉnh Đắk Nông kiến nghị 2 Bộ hướng dẫn phương pháp đánh giá hiệu quả thu hồi quặng bô xít trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng các dự án đầu tư công. Hai Bộ sớm có hướng dẫn UBND tỉnh Đắk Nông về phương pháp thẩm định, đánh giá hiệu quả của việc thu hồi bô xít có trong khu vực các dự án đầu tư xây dựng. Tỉnh Đắk Nông cũng kiến nghị 2 Bộ giải quyết các vấn đề bất cập, chồng chéo về quy định pháp luật và các quy hoạch chung, quy hoạch ngành; kiến nghị 2 Bộ tham mưu Thủ tướng Chính phủ có văn bản giải quyết chồng chéo các nội dung này để tháo gỡ khó khăn cho tỉnh.
 
Tại buổi làm việc, một vấn đề khó khăn hiện tại của Đắk Nông liên quan đến khoáng sản làm vật liệu đất san lấp cũng được Đắk Nông kiến nghị tháo gỡ. Hiện nhiều dự án trọng điểm có nhu cầu đào đắp của Đắk Nông không thể triển khai vì thiếu vật liệu san lấp. Điều này khiến việc thi công nhiều dự án đầu tư công bị chựng lại, không thể triển khai. Nguyên nhân một phần là do tỉnh Đắk Nông chậm trễ trong việc quy hoạch các mỏ đất làm vật liệu xây dựng thông thường, một phần là phần lớn các mỏ đất đắp vừa được quy hoạch cũng nằm trên các khu vực có chứa quặng bô xít.
 
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương đã ghi nhận các ý kiến khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy hoạch bô xít ở Đắk Nông. Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật có liên quan, Đoàn công tác đã có những ý kiến mang tính chất gợi mở để tỉnh Đắk Nông có hướng giải quyết vấn đề. Đoàn công tác khẳng định, cả 2 bộ sẽ đồng hành cùng với tỉnh giải quyết các nội dung trong thẩm quyền.
 
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông khẳng định những khó khăn liên quan đến quy hoạch bô xít đang đặt ra nhiều vấn đề thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện tại, quy hoạch bô xít đang bao trùm lên nhiều công trình dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông.
 
Trên cơ sở gợi mở của đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập hợp cụ thể các dự án vướng mắc để trình các bộ, ngành xem xét giải quyết. Đối với các trường hợp vượt thẩm quyền, UBND tỉnh Đắk Nông đề nghị 2 bộ và các bộ, ngành Trung ương đồng hành để trình Chính phủ tháo gỡ.
 
Trước đó, như đã thông tin vào cuối tháng 5 vừa qua, việc triển khai các dự án đầu tư công, các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia tại Đắk nông đều đang vướng mắc, đình trệ do chồng lấn quy hoạch bô xít. Việc cải tạo, nâng cấp nhiều công trình hạ tầng, đường giao thông đã xuống cấp cũng không thể triển khai do chồng lấn quy hoạch này.
 
Thêm nữa, do đặc thù địa hình đồi dốc, hầu hết các dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp đường giao thông, hạ tầng tại Đắk Nông đều có khối lượng đất phải san ủi, đào đắp lớn. Tuy nhiên, hiện tỉnh chưa có mỏ đất làm vật liệu xây dựng nào được cấp phép. Việc thực hiện các thủ tục để quy hoạch, cấp phép mỏ vật liệu san lấp đều rất chậm do vướng quy hoạch bô xít. Kết quả là hầu hết các công trình, dự án đầu tư công đều ngưng trệ, tạm dừng thi công phần việc liên quan tới san ủi, đào đắp từ tháng 2/2023 tới nay.
Hưng Thịnh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đắk Nông kiến nghị nhiều giải pháp để tháo gỡ vướng mắc do quy hoạch bô xít

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

(Tin Môi Trường) - Việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên ở vùng đất "Chín Rồng" là thách thức cần nhiều giải pháp đổi mới và sáng tạo gắn với kinh tế xanh. Vựa nông sản của đất nước

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI