»

Thứ bảy, 18/05/2024, 12:55:21 PM (GMT+7)

Tìm hướng phát triển cho nhiên liệu thân thiện

(18:19:23 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Các nhà khoa học khẳng định: sử dụng khí nén thiên nhiên CNG thay thế cho xăng dầu vừa tiết kiệm 30% chi phí nhiên liệu vừa bảo vệ môi trường. Việt Nam là một thị trường tiềm năng đối với loại khí nén thiên nhiên này.

Buổi hội thảo “Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng khí nén thiên nhiên (CNG) tại các thành phố lớn” vừa diễn ra hôm qua, 25/5, tại Hà Nội với sự tham gia của Chính phủ, các nhà điều hành tư nhân của các nước Thái Lan, Pakistan, Malaysia, Singapore và các công ty công nghệ.

 

 

Sử dụng khí nén thiên nhiên thay xăng dầu để giảm ô nhiễm môi trường. (ảnh: Q. Phong)

 

Hiện nay, lượng phương tiện giao thông ngày một tăng kéo theo hệ lụy là lượng khí thải ra môi trường gây ô nhiễm bầu không khí, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân. CNG là một loại khí nén thiên nhiên thân thiện với môi trường đã được Việt Nam đưa vào thử nghiệm gần hai năm qua.

 

Hiện đã có 400 taxi và 100 ô tô cá nhân ở thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu đang sử dụng khí nén thiên nhiên. Ở Hà Nội, hãng taxi Dầu Khí cũng đang sử dụng loại nhiên liệu này. Khí CNG không chỉ được sử dụng trong ngành giao thông vận tải mà nó còn được nhắm tới các ngành công nghiệp khác.

 

Giá xăng, dầu trên thế giới ngày càng tăng, các mỏ dầu cũng dần cạn kiệt, lượng phương tiện giao thông tăng lên hàng năm tại mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, phương tiện giao thông tăng gấp 4 lần, chiếm 98% dân số có xe máy. Chưa kể lượng khí thải ra môi trường từ xe máy, lượng khí thải của các phương tiện ô tô gia tăng hàng năm cũng góp phần đáng kể làm cho môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm.

 

Theo đánh giá của Bộ GTVT và Bộ TNMT, 70% ô nhiễm môi trường đô thị là do giao thông. Các phương tiện tham gia lưu thông tại các thành phố hầu như đã “già” nên phát thải một lượng NO2 vượt quá quy định cho phép. Vì thế, Chính phủ đã quan tâm đến vấn đề cải thiện chất lượng không khí, chiến lược sử dụng tái tạo và tiết kiệm năng lượng, kể cả các phương tiện hoặc doanh nghiệp phải trả phí ô  nhiễm.

 

Việt Nam chính là một thị trường tiềm năng sử dụng loại khí nén thiên nhiên CNG. Tuy nhiên, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất, với các đường ống dẫn khí về tới các thành phố, đường cao tốc hay xa hơn là các khu vực nông thôn, miền núi.

 

Năm 2004 nhu cầu là 3,3 tỉ m3 khí; năm 2010 là 8,6 tỉ m3 khí; năm 2015 nhu cầu tăng 19-20 tỉ m3 khí; năm 2025 sẽ tăng lên 27-28 tỉ m3 khí. Do nhu cầu tăng hàng năm nên sẽ dẫn tới việc  thiếu khí nén CNG. Vì thế ngay từ bây giờ dự án các nhà sản xuất khí CNG cần phải được triển khai nhanh. Tuy nhiên, chúng ta đang vấp phải các vấn đề về vốn và kinh nghiệm cho quy trình sản xuất.

 

Tại buổi diễn đàn, ông Nguyễn Sĩ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam đề xuất với Chính phủ: “Cần xây dựng chính sách mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các nhà máy sản xuất khí CNG sớm đi vào vận hành; xây dựng các trạm trung chuyển khí CNG, phục vụ tốt cho ngành giao thông và công nghiệp; giảm thuế nhập khẩu CNG khi chúng ta chưa sản xuất được; cung cấp nguồn vốn trung hạn và ngắn hạn với lãi suất thấp cho các  doanh nghiệp tham gia thị trường cung cấp khí CNG”.                                                                                                                            

Theo Thanh Xuân/Dân Trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tìm hướng phát triển cho nhiên liệu thân thiện

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

(Tin Môi Trường) - Việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên ở vùng đất "Chín Rồng" là thách thức cần nhiều giải pháp đổi mới và sáng tạo gắn với kinh tế xanh. Vựa nông sản của đất nước

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI