»

Thứ bảy, 18/05/2024, 15:46:32 PM (GMT+7)

Giếng nước nóng do động đất?

(18:19:43 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Một giếng nước ở Lào Cai, tỉnh miền núi phía bắc, thời gian gần đây bỗng nóng hơn 10 độ C so với các giếng lân cận. Hiện tượng này có liên quan đến hoạt động của núi lửa hay động đất trong khu vực không?

Nước nóng, cụ bà đỡ đau

 

Nước giếng nhà ông Lê Văn Bảo, cư trú tại thôn làng Múc, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng (Lào Cai), nóng lên bất thường. Thôn Múc nằm ven sông Hồng, cách thành phố Lào Cai khoảng 11-13 km theo đường chim bay.

 

 

Nước giếng nhà ông Lê Văn Bảo ở Lào Cai nóng hơn giếng hàng xóm 120 C từ sau Tết Nguyên đán đến nay

 

Giếng nước nhà ông Bảo được đào và xây cách đây khoảng 25-27 năm. Giếng sâu từ mặt đất đến đáy là 13m, giống như hàng chục chiếc giếng khác trong thôn. Ông Bảo cho biết, từ trước đến nay, nước giếng luôn trong vắt, mát lạnh về mùa hè, gia đình vẫn lấy nước để ăn uống, tắm giặt, sinh hoạt bình thường.

 

Nhưng, khoảng hơn một tháng nay, nước giếng tự nóng lên bất thường. Nóng nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Những ngày lạnh, đánh răng, rửa mặt không phải dùng nước ấm. Điều đặc biệt là chỉ duy nhất nước giếng nhà ông Bảo ấm nóng, còn giếng các gia đình khác xung quanh vẫn bình thường.

 

Cụ bà Đỗ Thị Huẫn ( 94 tuổi), mẹ đẻ ông Bảo, mấy năm gần đây mắc chứng bệnh co quắp ngón chân tay, đi lại khó khăn. Cụ đã dùng nhiều loại thuốc men nhưng không đỡ. Không hiểu do dùng nước giếng hơn một tháng nay để sinh hoạt hay do tác dụng của thuốc trùng lặp với thời gian nước giếng tự ấm nóng mà sức khoẻ của cụ Huẫn khá lên nhiều, các ngón chân tay cử động  dễ dàng hơn trước.

 

Thông tin của Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Lào Cai cho biết, vào chiều  5-4, cán bộ Trung tâm đã đến lấy mẫu bùn dưới đáy giếng, mẫu nước giếng nhà ông Bảo và giếng các hộ xung quanh để mang về phân tích.

 

Kết quả ban đầu cho thấy, nhiệt độ nước  tại giếng nhà ông Bảo đo được là 35,80C; trong khi đó nhiệt độ nước giếng nhà bà Lê Thị Hiên (cạnh nhà ông Bảo) chỉ ở mức 23,90C (các thông số  khác chưa có kết quả).

 

Thông tin nước giếng nhà ông Bảo nóng 60-700C mà một số người nói trước đó là hơi quá. Tuy nhiên, trước hiện tượng nước giếng tự nhiên nóng ấm bất thường, rất cần có sự khảo sát, nghiên cứu tìm nguyên nhân của ngành địa chất.  Lần ngược trở lại khoảng thời gian trước khi xảy ra hiện tượng nước giếng ấm, tại Lào Cai, dân bản địa cho hay, họ cảm thấy có hiện tượng chấn động mặt đất.

 

Một số nhân viên trạm quan trắc khí tượng thuộc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Tỉnh Lao Cai nhớ lại, khoảng 4h20 sáng 11-2-2011, khi đang nằm trên giường, họ cảm thấy rung lắc mấy chục giây. Vị trí trạm quan trắc của họ chỉ cách nơi có giếng nước ấm bất thường khoảng 15-10 km đường chim bay.

 

 

Không rõ do trùng hợp ngẫu nhiên hay do nước giếng, cụ bà Đỗ Thị Huẫn ( 94 tuổi) đỡ hẳn chứng bệnh co quắp ngón chân tay

 

Dấu hiệu động đất, vội vàng

 

Trước câu hỏi hiện tượng nước nóng bất thường nói trên liệu có liên quan đến dấu hiệu của kiến tạo núi lửa hay động đất không, các chuyên gia địa chất đều bác bỏ.

 

PGS.TSKH Vũ Cao Minh, Chủ nhiệm Bộ môn Địa Kỹ thuật, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng trên có thể do “nguồn nhiệt sâu chuyển dần lên bề mặt. Đấy có thể chỉ là sự truyền nhiệt từ dưới sâu lên theo các đường đứt gãy, chứ không phải là dấu hiệu của động đất hay núi lửa”.

 

“Sự biến động mực nước ngầm, nhiệt độ, thành phần hóa học của nước ngầm, theo các nghiên cứu dự báo động đất trên thế giới, là những dấu hiệu quan trọng để dự báo động đất”, GS.TS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, nói. “Tuy nhiên, đối với hiện tượng ở huyện Bảo Thắng, không nên vội khẳng định như vậy. Hiện tượng ấy càng không liên quan đến yếu tố tâm linh nào hết”.

 

Trên thế giới, có rất nhiều thông báo về sự thay đổi nhiệt độ hay xuất lộ các suối nước nóng và sự thay đổi mực nước giếng hoặc giếng khô lại đầy. Những sự thay đổi đó gây chú ý như những thay đổi kèm theo động đất.

 

Có những thông báo về sự thay đổi mực nơớc ngầm hay giếng bị cạn đi hay đầy lên trước động đất. Chúng đươợc xem là quan trọng trong nghiên cứu dự  báo động đất. Nhiệt độ và các yếu tố khác cũng thay đổi theo những thay đổi đó.

 

Có thể lấy kết quả quan sát trong động rất mạnh 7.3 độ richter ở huyện Hải Thành, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, làm ví dụ. Tại đó, người ta nhận thấy sự thay đổi mực nước ngầm trên một diện tích rộng trước khi xảy ra động đất tới gần 40 ngày trước động đất.

 

Thông báo về sự thay đổi này tăng lên nhanh chóng bốn ngày trước khi xảy ra các kích động chính, trước khi các tiền chấn bắt đầu xảy ra.

 

Tuy nhiên, GS Xuyên vẫn cho rằng “Cần có nghiên cứu, quan sát, theo dõi cụ thể hiện tượng ở Bảo Thắng trước khi đưa ra bất cứ nhận định chính thức nào”.

Theo Lưu Minh Hải-QD/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giếng nước nóng do động đất?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

(Tin Môi Trường) - Việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên ở vùng đất "Chín Rồng" là thách thức cần nhiều giải pháp đổi mới và sáng tạo gắn với kinh tế xanh. Vựa nông sản của đất nước

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI