»

Thứ sáu, 17/05/2024, 10:51:46 AM (GMT+7)

Cuộc thi viết "Nơi SOS đã qua, Người SOS đã gặp": Người thầy của những điều mới, kiến thức mới

(08:50:39 AM 13/06/2023)
(Tin Môi Trường) - "Có những người Thầy luôn cho chúng ta biết bao kiến thức và bài học nghĩa không cần bằng những bài giảng hàn lâm trên bục giảng, mà toát ra từ chính hành động việc làm của Thầy, bằng những chia sẻ kinh nghiệm, bảo ban ân cần, truyền cảm hứng. Bài viết hôm nay xin chia sẻ về một người Thầy đã có nhiều cống hiến với hành trình bảo vệ môi trường, với những bài học sâu sắc bằng góc nhìn rất bình dị - Anh hùng Đa dạng sinh học ASEAN, GS. TSKH. Đặng Huy Huỳnh..."

Cuộc[-]thi[-]viết[-]"Nơi[-]SOS[-]đã[-]qua,[-]Người[-]SOS[-]đã[-]gặp..":[-]TSKH.[-]Đặng[-]Huy[-]Huỳnh[-]"Người[-]khó[-]phai)

Ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (trái - tác giả bài viết ) và GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh

 
GS. TSKH. Đặng Huy Huỳnh được biết đến là người có nhiều cống hiến, được vinh danh là Anh hùng đa dạng sinh học ASIAN duy nhất ở Việt Nam, luôn miệt mài với công tác giữ gìn, bảo tồn cây di sản, thiên nhiên.
 
Ấn tượng khi gặp Thầy Đặng Huy Huỳnh luôn là một người tràn đầy nhiệt huyết, dành sự ân cần cho tất cả mọi người và luôn nhớ tên những người mình đã gặp và quan tâm. Thầy Huỳnh luôn tỏa ra nguồn năng lượng thật tích cực.
 
Khi bắt đầu có nền móng tư duy cho sự ra đời của SOS, tôi đã có rất nhiều trăn trở khi nhìn dầu tràn ở Vũng Tàu.
 
Giọt dầu dù nhỏ bé cũng cứ âm thầm gây ô nhiễm.
 
Dầu làm đầu độc nguồn nước cả một vùng.
 
Dầu gây ra cái chết của nhiều cá, tôm, động vật sống dưới biển. Và ngay cả khi hàm lượng không đủ làm chết thì các chất độc tích tụ trong xương, thịt của các loài thủy sản sẽ đầu độc chúng ta trên bàn ăn.
 
Dầu cứ lan ra trước sự thờ ơ của nhiều người thậm chí cả những người có tư duy về môi trường.
 
Quan trọng hơn, dầu cứ thể phá hỏng nền tảng cho môi trường xanh.
 
Từ những trăn trở đó mà dần dần Trung tâm SOS được hình thành. Khi có mối duyên với Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, ban đầu các hoạt động của Trung tâm SOS phần lớn ở biển, không liên quan đến những chuyến đi cùng Thầy Huỳnh trong hành trình xét công nhận Cây di sản trên rừng, ở các làng quê, nhưng chắc chắn có một điểm chung. Đó là chung tấm lòng và sự trăn trở với vấn đề môi trường hiện nay, nên cứ từng ngày từng ngày đồng hành cùng các Thầy khảo sát, xét công nhận và trao bằng cây di sản.
 
Có một chuyến đi về Nam Định trao bằng Cây di sản được đồng hành với GS. TSKH. Đặng Huy Huỳnh và người mẫu Nga Sonya Firsova. Hôm đó trời mưa như trút nước, nhưng tất cả mọi người không còn cảm nhận thấy mưa rơi mịt mùng trên trời, nước xối xả chảy dưới chân, mà chỉ bị cuốn hút bởi tiếng đàn, tiếng hát của Sophia, mà chỉ nhận được biết bao năng lượng tích cực lan tỏa từ lời phát biểu không cần văn bản, ngập tràn nhiệt huyết, tình yêu thiên nhiên, cây cỏ của Thầy. Những điều Thầy nói là sự hội tụ của biết bao đời và niềm vui từ đời này nối đời khác của những con người đã sinh sống, đã ghé qua, đã có ký ức với gốc cây cả ngàn năm tuổi.
 
"...Cây cũng như con người, cũng từ mầm nảy lên, cũng chịu sương, chịu gió, chịu nắng, chịu mưa và vươn lên mạnh mẽ, từ đó cây cứ rì rào tiếng lá ôm ấp bao kỷ niệm của lớp lớp thế hệ lớn lên từ làng quê này. Và hôm nay việc trao bằng cây di sản chỉ để góp thêm niềm tự hào...".
 
Chúng tôi bỗng thấy thấm thía và nhận ra, con người chúng ta sẽ tự nguyện bảo vệ những gì gắn bó và thuộc về mình. Vậy nên cây là của cả làng, môi trường là của tất cả chúng ta, chúng ta cần tự nguyện, âm thầm để bảo vệ bằng chính tấm lòng chân thành nhất. Và đó là sự tương đồng của SOS với VACNE cũng như tư duy và định hướng của các Thầy: bảo vệ môi trường bằng chính sự tự nguyện chân thành.
 
Mỗi chuyến đi với GS. TSKH. Đặng Huy Huỳnh đều có những điều mới, kiến thức mới, nhiều kỷ niệm thú vị, nhưng luôn khởi đầu bằng sự chân thành, lời nói giản dị mà sâu sắc, không cần dùng mỹ từ nhưng ai cũng hiểu, từ người có chức có quyền ở từng địa phương, từ Giáo sư, Tiến sĩ, sinh viên, học sinh, thương nhân và cả những người dân thật bình thường, ai ai cũng hiểu, cũng thấm, cũng tự cảm thấy phải có trách nhiệm hơn với Cây di sản, với môi trường. Đó là bài học thật ý nghĩa từ Thầy Huỳnh mà tôi đã chắt chiu qua từng chuyến đi, qua từng trải nghiệm để truyền cảm hứng cho các thành viên Trung tâm SOS cùng tất cả sự nhiệt huyết, tình nguyện của mình.
 
..............
 
.Tựa bài viết do Tin Môi Trường đặt 
Phạm Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cuộc thi viết "Nơi SOS đã qua, Người SOS đã gặp": Người thầy của những điều mới, kiến thức mới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hành bộ tem ‘Tết Giáp Thìn’ đón năm Rồng

Phát hành bộ tem ‘Tết Giáp Thìn’ đón năm Rồng

(Tin Môi Trường) - Chào đón Năm mới 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành bộ tem “Tết Giáp Thìn”.

Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI