»

Thứ hai, 20/05/2024, 13:26:54 PM (GMT+7)

Quy hoạch năng lượng địa phương của GreenID

(11:38:30 AM 18/09/2014)
(Tin Môi Trường) - Như TMT đã đưa tin, trong 2 ngày 16-17/9/2014 tại Hà Nội và Thái Bình, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) tổ chức hội thảo tập huấn báo chí "Lời giải nào cho phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam".TMT xin giới thiệu nội dung tóm tắt quy hoạch năng lượng địa phương của GreenID.

>>Tập huấn báo chí "Lời giải nào cho phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam"

>>Quy hoạch năng lượng địa phương của GreenID

>>Chương trình GreenID thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững ở địa phương

 

Trạm pin năng lượng tại xã Nam Cường, tỉnh Thái Bình - Ảnh: tinmoitruong.vn

 

1.Bối cảnh        

 

Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể về tốc độ ​​tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Tuy nhiên, tăng trưởng của Việt Nam gắn liền với tiêu tốn nhiều năng lượng, phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát thải cao. Nhu cầu năng lượng của Việt Nam bình quân đầu người tăng gấp đôi từ 1990 đến 2005. Tuy nhiên, tiếp cận với năng lượng hợp lý, chấp nhận được và duy trì nguồn điện ổn định vẫn còn là một thách thức cho cộng đồng người nghèo và dễ bị tổn thương trong xã hội. Cho đến nay, quá trình phát triển chính sách năng lượng vẫn còn rất khép kín, quyết định tập trung quá nhiều ở cấp trung ương, Cách tiếp cận hiện tại cũng chủ yếu tập trung vào bên cung cấp và phát triển các nguồn năng lượng thông thường như đốt nhiên liệu hóa thạch và thủy điện. Chính vì vậy, đây là vấn đề rất chính yếu đằng sau việc phát triển không bền vững của Việt Nam và nhiều thách thức về môi trường hiện chúng ta đang phải đối mặt trong các lĩnh vực khác.

 

Liên minh Năng lượng dưới sự điều phối của GreenID đã thúc đấy ứng dụng phương pháp lập kế hoạch năng lượng địa phương lần đầu tiên tại 2 xã Bắc Hải và Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Hướng tiếp cận này có nguồn gốc từ Đan Mạch và đã được áp dụng thành công ở một số quốc gia đang phát triển như Thái Lan và Mozambique.
 

2.Đặc điểm chính của LEP:

 

Định nghĩa: Lập kế hoạch Năng lượng Địa phương là sự  hợp tác giữa các chuyên gia và cộng đồng địa phương trong việc phát triển kế hoạch năng lượng cho cộng đồng. Đây là quá trình người dân và chính quyền địa phương cùng xây dựng một kế hoạch để giải quyết các vấn đề liên quan đến Năng lượng trên địa bàn của họ dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia.


 

 

 


Lợi ích: Hướng tiếp cận này mang lại nhiều lợi ích khác nhau.

 

Thứ nhất, phương pháp tiếp cận này chú trọng việc tham gia của người dân và chính quyền địa phương. Người dân và chính quyền địa phương sẽ tự quyết định các vấn đề của họ, từ việc xác định các vấn đề ưu tiên, lựa chọn giải pháp và các mục tiêu lâu dài, mục tiêu cụ thể với sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia kỹ thuật. Cộng đồng làm chủ kế hoạch năng lượng của họ. Không chỉ dừng lại ở việc quy hoạch mà người xây dựng kế hoạch năng lượng địa phương cũng đồng thời xúc tiến việc triển khai thực hiện. Do vậy, tính khả thi cao hơn. Đây là một cách thức tiếp cận phi tập trung, giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách có thêm nhiều lựa chọn.

 

Thứ hai, người dân địa phương được nâng cao nhận thức về những tác động, ảnh hưởng và mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng với thu nhập và môi trường của địa phương.

 

Thứ ba, phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng về kinh tế - xã hội và môi trường.. Ví dụ như ở xã Bắc Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cộng đồng đặt ra mục tiêu xử lý rác thải trong xã nhờ ứng dụng các giải pháp năng lượng bền vững, mục tiêu này dẫn đến dự kiến hoạt động xây dựng nhà máy điện sinh khối để xử lý chất nông nghiệp đồng thời cùng một lúc cải thiện tình hình năng lượng của địa phương. Bên cạnh lợi ích môi trường, phương pháp tiếp cận này còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế như giảm chi phí năng lượng và tăng thu nhập cho người dân.

 

Cuối cùng, những thành quả đạt được ở cấp địa phương sẽ là cơ sở để triển khai các kế hoạch ở cấp cao hơn.

 

3.Các bước xây dựng kế hoạch năng lượng địa phương tại Việt Nam

  

1.Lập nhóm năng lượng địa phương (LET)

 

2.      Thu thập số liệu về tiêu thụ năng lượng, tiềm năng năng lượng và tình hình kinh tế xã hội: nhóm năng lượng địa phương tiến hành.

 

3.      Xử lý và phân tích số liệu: chuyên gia GreenID và Liên minh năng lượng thực hiện

 

4.      Xác định vấn đề, các ưu tiên và mục tiêu của cộng đồng

 

5.      Lựa chọn giải pháp và triển lãm các giải pháp ở cộng đồng

 

6.      Xây dựng kế hoạch năng lượng địa phương

 

7.      Tổ chức thực hiện kế hoạch

 

 Quá trình 7 bước trên đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa nhóm chuyên gia GreenID, Liên minh Năng lượng và nhóm năng lượng địa phương.  

 

 4.Một số kết quả chính từ LEP:

  

Phương pháp tiếp cận lập kế hoạch năng lượng địa phương (LEP) được triển khai thí điểm lần đầu tiên tại 2 xã Bắc Hải, Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình từ tháng 8 năm 2012 đến nay đã đạt được một số thành công đáng khích lệ. Có thể ghi nhận một số kết quả chính từ việc áp dụng LEP từ 2 xã của tỉnh Thái Bình như:

 

- Hai xã đã xây dựng và đang thực hiện 2 kế hoạch năng lượng trong đó đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến sinh kế, môi trường và năng lượng phù hợp với điều kiện địa phương cũng như các mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội khác. Quan trọng hơn, các kế hoạch này đã được chia sẻ ở nhiều cấp với các bên liên quan khác nhau và nhận được sự ủng hộ của các bên.

 

-  Một trong những kết quả chính của LEP đã giúp nâng cao nhận thức của đại bộ phận người dân, cán bộ 2 xã về việc sử dụng năng lượng sao cho bền vững, hiệu quả. So với những ngày đầu khi triển khai dự án, cả người dân và chính quyền địa phương còn bỡ ngỡ khi nghe đến 2 từ:”Năng lượng”. Trong đầu họ đơn thuần đó chỉ là điện. Tuy nhiên, trải qua hơn 17 tháng với việc áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia và bằng nhiều hình thức truyền thông như triển lãm, hội thảo, thăm quan học tập mô hình…họ đã hiểu thế nào là tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả…và đã tích cực tham gia ứng dụng các mô hình năng lượng tiết kiệm, bền vững.Theo phản ánh của đại diện lãnh đạo xã Bắc Hải, tỷ lệ đốt rơm rạ trong năm nay đã giảm khoảng 30 – 40% so với năm ngoái, một phần lớn cũng đã tận dụng rơm rạ để ủ phân vi sinh cũng vì vậy việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng giảm đáng kể. Tác động của việc nhận thức cộng đồng được nâng cao không chỉ đối với các hộ dân mà còn đối với các đơn vị công cộng như Trường học, trạm y tế. Một trong những kết quả quan trọng thể hiện điều này chính là việc tham gia ứng dụng các mô hình năng lượng tiết kiệm hiệu quả với việc đối ứng chi phí hoặc tự bỏ kinh phí để tham gia mô hình. Theo thông tin từ đại diện của công ty Tân Á Đại Thành, chi nhánh Thái Bình – Đơn vị cung cấp bình nước nóng NLMT, doanh số bán hàng tại khu vực 2 xã đã tăng khoảng 20% so với các khu vực khác.

 

-   Một trong những thành công khác là nhóm công tác năng lượng địa phương đã trở nên năng động và tích cực hơn. Trưởng nhóm LET của 2 xã trở thành những nhà truyền thông đích thực, họ tự tin chia sẻ những thành công cũng như bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng LEP đối với các cơ quan cấp cao hơn, bao gồm UB KHCNMT QH, các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện cũng như với các nhà lập kế hoạch năng lượng tại các địa phương khác và với các đoàn tới thăm quan vùng dự án.

 

-  Thành công của LEP tại Thái Bình đã được mở rộng ra 4 xã khác ở Nam Định và Thừa Thiên Huế và Cà Mau.

 

- Từ thực tiễn áp dụng LEP tại các địa phương, GreenID cho rằng LEP có thể được xem như một giải pháp giúp cụ thể hóa Chiến lược và Kế hoạch hành động Tăng trưởng Xanh cấp cộng đồng mà chính phủ và các bộ ngành đang triển khai. LEP cũng sẽ giúp xây dựng hệ thống dữ liệu tin cậy cho các quy hoạch năng lượng ở cấp cao hơn nhất là việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo tại các vùng nông thôn Việt Nam.

  

5.      Các mô hình năng lượng bền vững đã triển khai tại Thái Bình


Số thứ tự

Tên mô hình

Số hộ hưởng lợi

Xã Bắc Hải

Xã Nam Cường

1

Biogas hộ gia đình

32 hộ

10 hộ

2

Bình nước nóng năng lượng mặt trời

16 hộ, 1 trường

12 hộ và một trường học

3

Bếp đun cải tiến

147 hộ

 

4

Đèn bão năng lượng mặt trời

 

25 hộ

5

Phân vi sinh

50 hộ

50 hộ

6

Hệ thống cung cấp nước RO

5 cơ quan nhà nước (trạm y tế, các trường trung học, tiểu học, mầm non và trụ sở ủy ban nhân dân xã)

Toàn xã với dân số 3500 người

7

Biogas từ thức ăn thừa

Trường mầm non

Trường mầm non

8

Biogas cộng đồng

 

Cung cấp ga miễn phí cho 25 hộ bao gồm cả Ban quản lý đê điều

9

Đèn LED cho hộ gia đình và trường học

65 hộ và trường cấp 2

Trường tiểu học

 

TMT - Nguồn: GreenID
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quy hoạch năng lượng địa phương của GreenID

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí

Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật; sụt, lún đất; gây lũ nhân tạo đột ngột hoặc phản ánh của báo chí.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI