»

Thứ hai, 20/05/2024, 14:08:05 PM (GMT+7)

Ngày 21 tháng 3: Ngày rừng thế giới

(16:51:34 PM 21/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Vào tháng 11 năm 1971, theo yêu cầu của Liên đoàn Nông nghiệp châu Âu, các chính phủ thành viên của FAO đã ủng hộ việc lựa chọn ngày 21 tháng 3 làm Ngày Rừng Thế Giới.

Ngày 21 tháng 3 hàng năm: Ngày rừng thế giới- Ành: TL

 

Từ đó nhiều nước đã áp dụng thực tiễn này. Tại các trường học và các tòa nhà công cộng ở Nigeria, các áp phích Ngày Rừng Thế giới kêu gọi sự chú ý đến "Di Sản Rừng Của Chúng Ta."

 

Ở Mỹ, một bản tuyên ngôn của tổng thống đánh dấu Ngày Rừng Thế giới là một phần trong tuần hoạt động và kỷ niệm về vai trò của rừng và lâm nghiệp trong đời sống của mỗi người.

 

Ở Úc, một hội đồng quốc gia đại diện cho các tiểu bang, lãnh thổ, các trường đại học và các nhà sản xuất gỗ đã phát động một chiến dịch mà trong đó có việc phát miễn phí tài liệu (Rừng là mãi mãi; Lâm nghiệp, ngành kinh tế tương thích với môi trường) và một đoạn phim truyền hình dài 15 phút.

 

Tại Thụy Sỹ, báo, đài và truyền hình, được khuyến khích và hỗ trợ bởi các dịch vụ thông tin của cơ quan quản lý rừng quốc gia, đã mô tả bằng tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Italia về vai trò quan trọng của rừng và lâm nghiệp trong nền kinh tế, trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, trong di sản núi rừng và văn hóa của con người Thụy Sỹ.

 

Nói thêm về rừng và lâm nghiệp

Lâm nghiệp, hơn những nhánh khác của nông nghiệp, là một hoạt động cần được đưa ra trước công chúng, như được ghi rõ trong một vài báo có tựa đề "Giải thích về lâm nghiệp cho những người sử dụng rừng". Nhưng để làm cho thực tiễn và các lợi ích của lâm nghiệp trở nên dễ hiểu đối với công chúng không đơn giản. Một phần là vì phạm vi thời gian dài trong quản lý rừng so với tốc độ ngày càng nhanh chóng mà con người hiện đại làm quen với rất nhiều hoạt động khác. Ở một số quốc gia, vẫn còn tồn tại những nghi ngờ của công chúng về lực lượng kiểm lâm với tư cách là "cảnh sát rừng" và điều này cần phải vượt qua.

Mỗi người kiểm lâm đều đánh giá cao và hiểu được giá trị của rừng như một nguồn nguyên liệu thô, tạo ra việc làm tại địa phương và thu nhập cho quốc gia, như miếng bọt biển khổng lồ để giữ nước, là môi trường sống cho hệ động thực vật mà nếu không có rừng sẽ trở nên tuyệt chủng, và là môi trường và bầu khí quyển mà duy nhất trong đó con người cảm thấy như ở nhà với thiên nhiên. Nếu những người kiểm lâm và các cơ quan quản lý rừng nói chuyện bằng ngôn ngữ giản dị về những gì họ biết rõ, mọi người sẽ lắng nghe, thấu hiểu và đồng tâm với họ.

Nông lâm nghiệp: Cần làm thêm nhiều việc

Chuyển đổi cây trồng - hệ thống trồng trọt lâu đời nhất - vẫn được áp dụng rộng rãi, đang phá hủy những khu rừng, làm nhiều phần đất có quy mô lớn trên thế giới bị xuống cấp và xói mòn. Ước tính 3,6 tỷ hecta trên toàn thế giới hiện đang chịu tình trạng chuyển đổi cây trồng và người ta tin rằng nó phục vụ cuộc sống của khoảng 250 triệu người.

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở những quốc gia nơi có áp lực dân số lên đất đai, chẳng hạn như những nước nhiệt đới ở châu Á. Đây là một vấn đề có tầm quan trọng lịch sử mà trong đó sản xuất lương thực và quản lý rừng là những yếu tố đan cài, và những người kiểm lâm có vai trò then chốt.

Theo một bài báo của tác giả Krit Samapuddhi - Thái Lan và báo cáo của Rifat Alwi - Philippin, các phương thức nông lâm nghiệp - xen canh và những biến thể của nó đang mang đến những lựa chọn thay thế hữu hiệu cho nền nông nghiệp cắt-và-đốt không kiểm soát được. Theo nhiều cách khác nhau, nông-lâm nghiệp cố gắng tạo ra sự hài hòa giữa mùa màng và cây trồng. Cả hai đều chỉ ra rằng nông-lâm nghiệp khó dung hòa lẫn nhau. Hãy kiên nhẫn, Sự quản lý linh hoạt và thông minh với sự thấu hiểu và đồng cảm với những người nông dân ở rừng, các truyền thống của họ và nhu cầu dân sinh của họ, là những yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của bất cứ hệ thống nông-lâm nghiệp nào.

Ngăn chặn nạn phá rừng

Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) vừa công bố một con số khiến nhiều người quan tâm đó là mỗi năm 130.000 km2 rừng trên thế giới bị biến mất do nạn phá rừng. Điều này khiến cho môi trường sống của 2/3 loài trên Trái đất bị thu hẹp, đa dạng sinh học bị suy giảm và với đà này trong tương lai không xa, chúng ta sẽ phải nói lời chia tay với 100 loài. Bên cạnh đó, việc chuyến đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, đất định cư, thu hoạch gỗ không bền vững, quản lý đất đai không hiệu quả… cũng là những lý do phổ biến nhất cho sự thất thoát rừng ở nhiều khu vực trên thế giới.

Nghiên cứu mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) công bố cho biết: Nạn phá rừng trên quy mô toàn cầu vẫn tiếp tục ở mức báo động, mỗi năm thế giới mất tới 13 triệu héc ta rừng, tương đương với diện tích của đất nước Bồ Đào Nha.

Diện tích rừng bị mất hàng năm này làm gia tăng 6 tỷ tấn CO2 gây hiệu ứng nhà kính, gấp 3,6 lần lượng khí thải do các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp của Liên minh châu Âu thải vào khí quyển năm 2010 theo chương trình tín dụng khí thải của Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu của UNEP xác định rừng có thể hỗ trợ giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 20ºC, mức tăng nhiệt độ an toàn để biến đổi khí hậu không đe dọa cuộc sống nhân loại vào cuối thế kỷ này, nếu giảm được 50% diện tích rừng bị mất vào năm 2030. Để đáp ứng mục tiêu này, thế giới cần đầu tư từ 17-33 tỷ USD mỗi năm để trồng rừng và khôi phục các diện tích rừng bị mất.

Rừng đã thể hiện một cách rõ ràng và mạnh mẽ vai trò không thể thay thế trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, bất chấp tất cả lợi ích vô giá về sinh thái, kinh tế, xã hội và sức khỏe mà rừng ban tặng, chúng ta đang tàn phá rừng không thương tiếc. Những đầu tư ngắn hạn để đạt được lợi ích trước mắt (ví dụ: khai thác gỗ) gia tăng những tổn thất này. Những người có sinh kế phụ thuộc vào rừng đang đấu tranh để sinh tồn. Nhiều loài quý hiếm đối mặt với thảm họa tuyệt chủng. Đa dạng sinh học đang dần bị xóa sổ.

Các nhà kinh tế thế giới đã chứng minh rằng, nếu không lồng ghép các giá trị của rừng vào kế hoạch chi ngân sách thì các quốc gia và các nền kinh tế sẽ phải trả giá đắt. Sự bần cùng hóa là tất yếu bởi việc gây tổn hại đến sự sống của rừng, trong khi rừng hỗ trợ cho đời sống hàng ngày của chúng ta.

Trước thực trạng phá rừng ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái và biến đổi khí hậu, các nhà khoa học đã phát minh ra "vũ khí" mới chống phá rừng tiên tiến.

Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp Brazil (INPE) và Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang lên kế hoạch phóng vệ tinh mang tên Đài quan sát hệ sinh thái mặt đất toàn cầu (GTEO), nhằm theo dõi được nạn phá rừng và ảnh hưởng đến hệ sinh thái quanh khu vực rừng nhiệt đới Amazon và những hệ sinh thái khác quanh Trái đất.

GTEO có thể theo dõi quá trình phát triển của thảm thực vật toàn cầu qua một máy quay tia hồng ngoại, sẽ chia tách dữ liệu với tính chính xác cao. Sử dụng công nghệ này sẽ tiêu tốn hết 250 triệu USD, song giúp các nhà khoa học dự báo được tác động của chuỗi phản ứng carbon và hệ sinh thái trong những điều kiện khí hậu khác nhau.

GTEO sẽ được phóng vào năm 2016 và cung cấp thông tin rõ ràng về loại thực vật đang bị phát quang trên mặt đất.

Người đứng đầu của Cơ quan vũ trụ Brazil, ông Gilberto Camara, cho hay thiết bị mới này sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi lại những hệ sinh thái đã bị con người tàn phá.

“Chúng tôi muốn làm nhiều việc hơn nữa để bảo vệ hệ sinh thái trong khi nhiều cây hoặc nhiều cây bụi bị con người tàn phá, đồng thời chúng tôi muốn có thêm những bằng chứng chi tiết hơn về sự tăng trưởng của cây và thảm thực vật”, ông Gilberto Camara, nói.

Điều phối viên của tổ chức Greenpeace, ông Marcio Astrini cho hay, Brazil có hệ thống theo dõi phá rừng tiên tiến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cháy rừng, nạn phá rừng và tập quán làm nương rẫy của những người nông dân vẫn là nguyên nhân chính dẫn tới nạn phá rừng gia tăng.

Để giảm nạn phá rừng, theo ông Camara, GTEO được phóng lên sẽ cung cấp nhiều thông tin rõ ràng hơn cho các nhà khoa học theo dõi thảm thực vật ở rừng. “Đây được coi là “vũ khí” mới hữu hiệu ngăn chặn nạn phá rừng, bổ sung thêm vào hai nghiên cứu trước đó được thực hiện bởi Trường ĐH Sao Paulo và Trường ĐH quốc gia Brasilia, đã chỉ ra tỷ lệ phá rừng ở Brazil sẽ tăng lên 40% vào năm 2020”, ông Camara tiết lộ.

T. H (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngày 21 tháng 3: Ngày rừng thế giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí

Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật; sụt, lún đất; gây lũ nhân tạo đột ngột hoặc phản ánh của báo chí.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI