»

Thứ hai, 20/05/2024, 15:37:51 PM (GMT+7)

10 bước góp phần làm cho thế giới sạch hơn

(10:48:06 AM 25/09/2014)
(Tin Môi Trường) - Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, tổ chức vào tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm. TMT giới thiệu 10 bước góp phần làm cho thế giới sạch hơn. Nguồn http://www.letsdoitworld.org/

Hãy hành động vì một môi trường không rác -Ảnh:TL

 

1. Vứt rác đúng nơi quy định!


Không vứt rác ra đường phố, các cánh rừng, các con sông, bãi biển…!


Nếu bạn ném rác đi, rác không bao giờ biến mất. Rác sẽ quay trở lại bằng nhiều con đường. Phần lớn khi quay trở lại chúng không còn trong tình trạng có thể sử dụng.


2. Phân loại chất thải!


Với Chiến dịch làm sạch thế giới sạch, tất cả mọi thứ thường được phân loại trước khi thải bỏ và đó là cách chúng ta có thể giảm thiểu lượng rác thải. Đây là một trong những cách tốt nhất để tái sử dụng tài nguyên. Chiến dịch Làm sạch thế giới hi vọng có thể loại bỏ các bãi chôn lấp rác và xem rác như một nguồn tài nguyên mới.


3. Không vứt bỏ bất cứ cái gì!


Khi một đồ vật bị hỏng, hãy cố gắng sửa chữa nó. Nếu bạn không thể sửa chữa, có thể tái chế nó. Nếu bạn không cần một thứ đồ vật nào đó nữa, hãy suy nghĩ đến một công dụng mới hoặc chia sẻ cho người khác có nhu cầu sử dụng. Bạn cần biết rằng, những thứ mà bạn không còn cần đến vẫn có thể có giá trị ở những nơi khác. Do vậy, hãy suy nghĩ trước khi vứt bỏ.


4. Không đốt rác!


Đốt rác dường như là một lựa chọn dễ dàng. Tuy nhiên, trong quá trình đốt rác, nhiều khí thải độc hại sẽ phát thải ra môi trường. Do vậy, thay vì đốt hãy cân nhắc giải pháp tái chế rác thải.


5. Tận dụng thức ăn thừa làm phân bón!


Thức ăn thừa không nên bỏ đi, hãy sử dụng làm phân bón. Trong chiến dịch làm sạch thế giới, thường khuyến khích xây dựng một hố trộn phân từ thực phẩm thừa bên cạnh mỗi ngôi nhà trong khu dân cư.

6. Chỉ tiêu thụ thực phẩm tương đương với nhu cầu!


Trong chiến dịch làm sạch thế giới, phương thức tiêu dùng bền vững được xem là giải pháp cuối cùng trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Tận dụng thực phẩm càng hiệu quả càng tốt. Đừng để các hoạt động quảng cáo hoặc khuyến mãi ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thực phẩm của bạn.

7. Tránh sử dụng các sản phẩm dùng một lần!


Chai thủy tinh chứa đồ uống được sử dụng nhiều lần thực sự thân thiện với môi trường. Ngoài ra, thay vì sử dụng túi nilon, túi làm bằng vải được xem là một giải pháp tốt cho môi trường.


8. Mua các sản phẩm giảm thiểu rác thải ra môi trường!


Tránh tiêu thụ các sản phẩm được đóng gói quá kỹ lưỡng. Nên chọn mua sản phẩm có thể sử dụng lâu bền hoặc có thể tái chế.


9. Hỗ trợ phát triển hệ thống pháp lý và hành động thân thiện với môi trường!


Khuyến khích ủng hộ các đạo luật hỗ trợ các sản phẩm thân thiện môi trường, từ nông trại đến khâu sản xuất. Giảm thiểu tối đa quá trình đóng gói và tiếp thị. Đồng thời, cần đề cao tính trách nhiệm trong quá trình tiêu dùng.


10. Phối hợp tìm các giải pháp lựa chọn thay thế!


Trong chiến dịch làm sạch thế giới, các công dân đều được khuyến khích tiêu dùng có trách nhiệm. Do vậy, mỗi cá nhân đều đưa ra các giải pháp phù hợp với bản thân. Bạn và cộng đồng cần chia sẻ các giải pháp lựa chọn thay thế để cùng nhau hướng đến một tương lai xanh cho hành tinh.

TMT giới thiệu
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 10 bước góp phần làm cho thế giới sạch hơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí

Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật; sụt, lún đất; gây lũ nhân tạo đột ngột hoặc phản ánh của báo chí.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI