»

Thứ sáu, 03/05/2024, 23:55:28 PM (GMT+7)

Mô hình trường học không rác thải nhựa: Đôi điều ghi nhận ở trường Trung học Phổ thông Võ Thị Sáu - Côn Đảo

(11:56:48 AM 08/09/2023)
(Tin Môi Trường) - Trong năm học 2022-2023, trường Trung học Phổ thông Võ Thị Sáu (đường Nguyễn Thị Minh Khai, Thị trấn Côn Đảo, huyện Côn Đảo), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện mô hình trường học không rác thải nhựa, với sự đồng hành của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Dự án – Dự án do Cục Biển và Hải đảo chủ trì, cùng với WWF-Việt Nam và các đối tác địa phương triển khai thực hiện) .

 Mô[-]hình[-]trường[-]học[-]không[-]rác[-]thải[-]nhựa:[-]Đôi[-]điều[-]ghi[-]nhận[-]ở[-]trường[-]Trung[-]học[-]Phổ[-]thông[-]Võ[-]Thị[-]Sáu[-]-[-]Côn[-]Đảo

Cổng trường THPT Võ Thị Sáu

 

Mô hình này với mục tiêu nhằm giảm thiểu tối đa lượng rác thải nhựa phát sinh trong trường học, đồng thời thay đổi hành vi và tư duy của học sinh thông qua các hoạt động giáo dục truyền thông. Kết quả ghi nhận bước đầu tại trường THPT Võ Thị Sáu là 80% học sinh và cán bộ nhân viên trường biết và hiểu về phân loại rác đúng; 60% duy trì thực hiện phân loại rác tại trường.
 
Mục tiêu giảm thiểu 30% lượng rác thải nhựa
 
Là một tổ chức bảo tồn hàng đầu trên toàn cầu, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) nhìn nhận vấn đề về ô nhiễm RTN là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Để tạo ra sự thay đổi toàn diện cả về nhận thức, lẫn hành vi của các bên liên quan trong việc giảm RTN tại Việt Nam, WWF-Việt Nam đang phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh/thành phố và UBND các cấp triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy giảm tối đa lượng rác thải nhựa thất thoát ra ngoài môi trường.
 
Trong đó, Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” đã và đang được triển khai thực hiện ở 9 tỉnh/thành phố, trong đó có địa bàn huyện Côn Đảo với mục tiêu giảm thiểu 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường sau 2 năm tham gia chương trình và không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030.
 
Để đạt được mục tiêu này, dự án đã và đang phối hợp với UBND huyện Côn Đảo, ban ngành đoàn thể triển khai các hoạt động khác nhau với mục tiêu đề ra là giảm thiểu rác thải nhựa đồng thời tăng cường công tác quản lý, thu gom, tuyên truyền, giáo dục, xử lý và xóa các điểm nóng về rác thải nhựa,... Một trong các hoạt động trọng tâm là công tác giáo dục tại trường học"> trường học về rủi ro gây ra ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rác thải nhựa, các hành động cần thực hiện như phân loại rác tại trường học, tại gia đình, giảm sử dụng, tái chế và tái sử dụng nhựa dùng 1 lần.
 
Không chỉ dừng lại trong khuôn khổ trường học, chương trình giáo dục nâng cao nhận thức về phân loại rác và rác thải nhựa được triển khai nhằm thúc đẩy các em học sinh trở thành những đại sứ môi trường, từ đó có thể lan tỏa thông điệp một cách hiệu quả tới cha mẹ và người thân trong gia đình.
 
Trong năm học 2022-2023 của trường THPT Võ Thị Sáu, chương trình Trường học không rác thải nhựa với sự đồng hành, tư vấn kỹ thuật từ Dự án đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng và đã bước đầu thành công trong việc cung cấp kiến thức đa chiều về nhựa dùng một lần, rác thải nhựa; thay đổi thói quen của học sinh trong việc thu gom và bỏ rác đúng nơi quy định, thực hành phân loại rác đúng ngay tại lớp và tại sân trường, tái chế rác để rác thải được trở thành tài nguyên hữu ích. 
 
Nhiều thay đổi kiến thức, hành vi đã được ghi nhận
 
Mô[-]hình[-]trường[-]học[-]không[-]rác[-]thải[-]nhựa:[-]Đôi[-]điều[-]ghi[-]nhận[-]ở[-]trường[-]Trung[-]học[-]Phổ[-]thông[-]Võ[-]Thị[-]Sáu[-]-[-]Côn[-]Đảo
Học sinh tham gia cuộc thi hùng biện
 
Hùng biện Xanh là cuộc thi sáng tạo được triển khai trong khuôn khổ chương trình Mô hình trường học"> trường học giảm nhựa tại Trường THPT Võ Thị Sáu. Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm từ đông đảo các học sinh, đặc biệt là các học sinh lớp 10 và 11. Các vòng thi đều nhận được sự quan tâm và cỗ vũ nhiệt tình, học sinh đã cùng tranh luận và suy ngẫm về các vấn đề môi trường, xã hội, rút ra những bài học kiến thức, tư duy trách nhiệm cho chính bản thân mình.
 
Chương trình Vận hành Cantin Xanh, kết quả kiểm toán ghi nhận giảm đáng kể ở nhóm hộp xốp nhựa với 58.33% tương ứng 0.4kg/ngày, tiếp đến là ly nhựa 17.16% tương ứng 0.23kg/ngày, hộp sữa, ly nhựa khác giảm 15.86% tương ứng 0.14kg/ngày và ống hút, thìa, nĩa nhựa giảm 13.49% tương ứng 0.05kg/ngày. Đơn vị quản lý căn tin đã được trang bị đầy đủ kiến thức để đảm bảo việc vận hành căn tin xanh thông qua buổi tập huấn dành cho quản lý căn tin, bảo vệ và nhân viên vệ sinh của trường.
 
Công tác kiểm toán, phân loại rác thải, Các em học sinh trường THPT Võ Thị Sáu với sự hỗ trợ tư vấn kỹ thuật từ Dự án đã thực hiện kiểm toán rác thải để xác định thành phần, khối lượng và số lượng rác thải phát sinh mỗi ngày. Dữ liệu kiểm toán rác thải đầu kỳ được sử dụng để phân tích các loại rác nhựa theo các mục tiêu lần lượt như: Xác định nguồn thải rác nhựa (từ khâu, bộ phận nào) từ đó điều chỉnh hoạt động của các bộ phận nhằm giảm thiểu rác thải nhựa; Xác định các nhóm rác thải nhựa mục tiêu, có thể thay đổi thông qua các chương trình được triển khai trong phạm vị mô hình trước học giảm nhựa. Trong khi đó, dữ liệu kiểm toán rác cuối kì sử dụng để đánh giá sự thay đổi thành phần, khối lượng và số lượng các loại rác thải sau khi triển khai mô hình. 
 
Theo bà Nguyễn Mỹ Quỳnh, Quản lý dự án,  WWF- Việt Nam cho biết  “trong khuôn khổ chương trình Trường học giảm nhựa giai đoạn năm 2022-2023, các chương trình được thiết kế nhằm đẩy mạnh vào các phần chính sách cứng bao gồm: Thiết kế và vận hành hệ thống hướng dẫn phân loại rác hiệu quả; Ban hành và trực quan hóa các nội quy về không mang thức ăn lên lớp học, phân loại rác đúng và giảm rác nhựa sử dụng một lần; Xây dựng và vận hành cantin Xanh nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất và chính sách quản lý hiệu quả để tạo nền tảng đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra bao gồm 60% thực hành phân loại rác đúng và giảm 30% lượng nhựa sử dụng một lần phát sinh trong nhà trường”. 
 
Tiếp tục đưa ra một số đề xuất
 
Mô[-]hình[-]trường[-]học[-]không[-]rác[-]thải[-]nhựa:[-]Đôi[-]điều[-]ghi[-]nhận[-]ở[-]trường[-]Trung[-]học[-]Phổ[-]thông[-]Võ[-]Thị[-]Sáu[-]-[-]Côn[-]Đảo
Trao giải Cuộc thi hùng biện xanh 
  
Để mô hình Trường học không rác thải nhựa được tiếp nối, duy trì cũng như trở thành thói quen, một phần không thể thiếu của nhà trường. Một số khuyến nghị, đề xuất cũng được đưa ra để nhà trường THPT Võ Thị Sáu nói riêng và các trường tại Côn Đảo nói chung quan tâm, lưu ý trong giai đoạn tới.
 
Nhà trường cần quan tâm và siết chặt việc tuân thủ các nội quy về “Cấm mang thức ăn lên lớp”, “Phân loại rác đúng”, “Không mang rác nhựa sử dụng một lần vào trường” đã được ban hành cũng như kiểm soát các chương trình giám sát phân loại rác nhằm đạt được các mục tiêu quản lý rác thải hiệu quả đề ra.
 
Sử dụng các nội dung và tài liệu từ chương trình tập huấn kiến thức và kỹ năng đã được thiết kế để đào tạo kiến thức và kỹ năng cho học sinh, từ đó phát triển được nguồn nhân lực hỗ trợ cho các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức trong năm học mới. Thêm vào đó, từ nền tảng này nhà trường cần phát triển các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức về phân loại rác và giảm thiểu rác nhựa cho chương trình ngoại khóa của năm học sau tạo cơ hội để tất cả các em học sinh đều được tham gia và tự nguyện thực hành thói quen tốt. 
 
Định kỳ tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về phân loại rác và thực hành hành động giảm sử dụng nhựa 1 lần cho nhóm đối tượng giáo viên và cán bộ tại trường. Để đảm bảo nhóm đối tượng này được trang bị toàn diện các kiến thức và thực hành thói quen giảm nhựa và phân loại rác đúng 
 
Tiếp tục đôn đốc giám sát chương trình phân loại rác. Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về phân loại rác, đảm bảo 100% các em học sinh hiểu đúng về cách phân loại rác. Cắt cử người giám sát và đánh giá mức độ phân loại rác hằng ngày, để kịp thời đề ra các chương trình điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu 100% phân loại rác đúng theo mục tiêu chung của địa bàn huyện Côn Đảo.
 
Phụ huynh học sinh cũng nên là đối tượng cần được hướng đến trong những chương trình tiếp theo. Cần có những buổi tuyên truyền nâng cao nhận thức và lồng ghép trong các buổi gặp gỡ phụ huynh để phụ huynh đồng hành tập các thói quen tốt cho con em khi đến trường. 
 
Bên cạnh trường THPT Võ Thị Sáu, tại Côn Đảo dự án cũng đồng hành cùng với Trường tiểu học (TH) Cao Văn Ngọc, Trường THCS Lê Hồng Phong tại huyên để xây dựng và triển khai mô hình Trường học không rác thải nhựa.
H.M
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mô hình trường học không rác thải nhựa: Đôi điều ghi nhận ở trường Trung học Phổ thông Võ Thị Sáu - Côn Đảo

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'

Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'

(Tin Môi Trường) - Người Việt thường coi trọng mâm ngũ quả, cúng giao thừa ngày Tết. Trong văn hóa Phật giáo, Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng cúng trái cây nào cũng như nhau không phân biệt mắc hay rẻ tiền.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 6 mẹo ghi điểm tuyệt đối khi trả lời phỏng vấn qua video call

6 mẹo ghi điểm tuyệt đối khi trả lời phỏng vấn qua video call

(Tin Môi Trường) - Phỏng vấn qua video call sẽ tiếp tục là xu hướng được nhiều doanh nghiệp và ứng viên ưa chuộng qua các nền tảng như Zoom, Google Meet, Teams… Tuy nhiên, một số khảo sát cho thấy có rất nhiều ứng viên còn thụ động khi trả lời câu hỏi cũng như chưa biết cách tạo không khí sôi nổi trong buổi trò chuyện.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI