»

Thứ bảy, 18/05/2024, 12:17:20 PM (GMT+7)

“Xẻ thịt” công viên

(09:42:27 AM 21/10/2012)
(Tin Môi Trường) - TP.HCM vừa sử dụng một phần khu B Công viên 23.9 (Q.1) để làm bãi đậu xe buýt. Một nhà điều hành lớn cũng được xây dựng trên đất công viên, chưa kể nhiều cơ quan, đơn vị và sự chiếm dụng của các bãi giữ xe.

 

“Lá phổi” teo dần

 

Theo phản ánh của nhiều người dân, tình trạng dày đặc xe buýt vào - ra công viên trên đường Lê Lai, Phạm Ngũ Lão đang gây mất trật tự, an toàn giao thông cho người đi đường. Đặc biệt, khói, bụi xe và việc nhiều tài xế vô tư xả rác, phóng uế ngay tại công viên đã gây ô nhiễm nghiêm trọng khu vực này.

 

Không chỉ bị hàng trăm xe buýt chiếm, hiện nay mặt bằng Công viên 23.9, nơi được xem như lá phổi hiếm hoi ngay trung tâm TP.HCM, còn đang là nơi làm việc của nhiều cơ quan, đơn vị như Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường, các bãi giữ xe và Xí nghiệp phục vụ công cộng Thanh niên xung phong TP.HCM, rạp xiếc... Hậu quả là diện tích dành cho người dân tập thể dục, thư giãn, các mảng xanh... bị teo dần.


Công viên 23 Tháng 9 bị cắt xén làm bến xe buýt - Ảnh: Diệp Đức Minh 

 

Ông Lê Hải Phong, Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng, lý giải thành phố đang thiếu nghiêm trọng bến bãi dành cho xe buýt. Từ năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt cho TP.HCM trên 81 ha đất làm bến bãi xe buýt nhưng hiện TP chỉ có khoảng 17 ha, thiếu gần 80% diện tích so với quy hoạch. Đây là vấn đề bức xúc nhất của xe buýt TP. Việc cải tạo một phần Công viên 23.9 để làm bãi đậu xe buýt là một trong các giải pháp cho bài toán bến bãi vận tải công cộng.

 

 

 
 

Hiện nay công viên rất nhếch nhác, nhất là phía gần chợ Thái Bình. Nên cải tạo, xây dựng nó thành một công viên đẹp vì đây là lá phổi của thành phố, lại nằm ngay khu vực trung tâm, nơi tập trung nhiều du khách nước ngoài

 

Luật gia Lê Hiếu Đằng

 

 

Báo cáo với Ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP tại buổi giám sát cuối tháng 9 vừa qua, ông Dương Hồng Thanh, Phó giám đốc Sở GTVT, cho biết Sở đã nhiều lần làm việc với các đơn vị liên quan để tìm quỹ đất dành cho bến bãi và đầu mối trung chuyển xe buýt. Tuy nhiên đến thời điểm này các quận, huyện cũng chỉ mới đưa vào quy hoạch 1/2.000 của địa phương chứ chưa có địa điểm làm bến bãi cụ thể. Vì vậy, Sở phải tìm cách bố trí điểm đậu cho xe buýt và Công viên 23.9 là một lựa chọn trong giai đoạn này.

 

"Bê tông hóa” công viên

 

Ông Đặng Văn Khoa - nguyên Ủy viên HĐND TP.HCM, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc TP - nhận xét HĐND TP thời gian qua đã hết sức cố gắng giữ không cho biến công viên thành cao ốc. Đến lúc này, công viên lại bị sử dụng để làm bến bãi xe buýt là hết sức đáng tiếc.

 

Nên biến Công viên 23.9 thành công viên mở, cây xanh và hoa lá để phục vụ cho người dân vì hiện nay thành phố rất thiếu điều đó. Không những vậy, khu trung tâm rất đông du khách nước ngoài, cần giữ lại công viên đẹp để tạo cho du khách cảm giác bình yên, trong lành. “Đổi khu đất công viên lấy hạ tầng hoặc cắt làm cao ốc, bất cứ vì lý do nào lấy công viên tạo thành khối bê tông... phải kiên quyết dẹp, cực lực phản đối”, ông Khoa khẳng định.

 

Nói về công trình khu nhạc nước của Công viên 23.9 được xây dựng dở dang từ năm 2000 đến nay, ông Khoa cho rằng nên đập bỏ đi để tái lập công viên, kể cả khu đất đang được một xí nghiệp của Thanh niên xung phong sử dụng làm văn phòng điều hành và giữ xe rất lãng phí và “nhức mắt”.

 

Luật gia Lê Hiếu Đằng cũng cho rằng, ngay trung tâm phải giữ một công viên đẹp. Như Công viên Tao Đàn là nơi người dân thành phố đến giải trí, sinh hoạt, tập thể dục, ngắm cảnh... Công viên 23.9 đã không còn được như vậy. Vì vậy, TP phải có quan điểm rõ ràng trong việc này. “Hiện nay công viên rất nhếch nhác, nhất là phía gần chợ Thái Bình. Nên cải tạo, xây dựng nó thành một công viên đẹp vì đây là lá phổi của thành phố, lại nằm ngay khu vực trung tâm, nơi tập trung nhiều du khách nước ngoài”, ông Đằng đề xuất.

 

Đối với chỗ đậu xe buýt, theo ông Đằng, hiện nay không gian khu vực trung tâm của thành phố rất chật hẹp, phải làm các bãi đậu xe buýt ngầm xuống đất hoặc cho lên cao để không lãng phí quỹ đất. “Thật ra nếu biết cách có thể giải quyết được bãi cho xe buýt, xe ô tô, xe máy, khách vãng lai bằng cách hy sinh một trong những khu đất mà thành phố đang đem đấu giá để làm bãi đậu xe. Hy sinh một chút lợi ích để dành đất cho các công trình công cộng”, ông Đằng hiến kế.      

(Nguồn: Đình Mười - Đình Sơn/TNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Xẻ thịt” công viên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

(Tin Môi Trường) - Mới đây, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã báo cáo Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan về gói thầu di dời, đốn hạ cây xanh làm tuyến metro số 2.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI