»

Thứ bảy, 18/05/2024, 07:49:33 AM (GMT+7)

Tây Ninh: Dân khốn khổ vì khai thác hầm đất

(16:39:22 PM 06/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Tiếng xe ben chạy rầm rầm bất kể ngày đêm cùng với những tiếng còi inh ỏi trong khu dân cư đã trở thành thứ “đặc sản” chẳng mấy dễ chịu đối với người dân ấp Lộc Trị, xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh). Sự việc vẫn diễn ra như “cơm bữa” ở đây nhưng địa phương vẫn không có biện pháp ngăn chặn, hoặc giảm thiểu tác hại gây ra cho người dân.


Một hầm đất đang khai thác - Ảnh minh họa

 

Sống trong sợ hãi


Mặt dù chỉ ở một ngày tại khu vực xã Hưng Thuận trên các tuyến đường Lộc Trị, ĐT 787, ĐT 789, nhưng chúng tôi không tránh khỏi sự bức bối khi chứng kiến hàng trăm xe ben cỡ lớn chạy liên tục với tốc độ cao, làm rung chuyển mặt đất để vận chuyển “sản phẩm” từ các hầm móc đất thuộc khu vực ấp Lộc Trị ra bên ngoài. Song đối với người dân xã Hưng Thuận, đó là “chuyện thường ngày” mà họ phải chịu đựng đã nhiều năm. Cựu chiến binh Lê Vă n Ngang, nguyên Bí thư chi bộ ấp Lộc Trị bức xúc: "Các chú thấy đấy, xe chạy ầm ầm với tốc độ cao, bóp còi inh ỏi làm náo loạn cả khu dân cư. Ban ngày chúng tôi chịu đựng đã đành, nhưng đêm xuống cũng có được yên thân đâu!".

Ấp Lộc Trị, xã Hưng Thuận thuộc khu vực vùng sâu của huyện Trảng Bàng, đời sống người dân ở đây còn nhiều khó khăn. Khu vực này đường khá nhỏ và hẹp, nhà dân nằm gần mặt đường nên mỗi lần xe chở đất chạy qua là lại thấy rung rinh. Một người dân cho biết: "Nhà chúng tôi ở đây hầu hết là nhà cấp 4 làm tạm bợ, cách đường chỉ khoảng 3m, dù đã quen với cảnh “sống chung với xe ben”, nhưng mỗi lần xe chạy qua là mỗi lần hồi hộp. Sợ một ngày nào đó, căn nhà sẽ xảy ra sự cố". Theo người dân ở đây, việc khai thác đất diễn ra không kể ngày đêm, trời nắng cũng như trời mưa. Xe chở đất làm vương vãi ra đường, gặp những hôm mưa to, đường rất trơn trượt, khiến nhiều người bị ngã xe. Khu vực này đã được khai thác đất từ rất lâu, khoảng năm 2001. Một số người đã đến đây mua đất để khai thác. Lúc đầu họ móc đất để làm đường rồi sau đó bán đất san lấp mặt bằng hoặc cung cấp nguyên liệu cho các lò gạch.

Theo ghi nhận của phóng viên, xe ben chở đất từ các hầm ra ngoài chạy liên tục trong ngày, không kể giờ giấc. Ngay cả lúc giữa trưa, các xe này vẫn làm việc “rất đều”. Mỗi xe cách nhau khoảng 5 – 10 phút hoặc nhiều lúc 3 – 4 xe chạy nối đuôi nhau chạy trên các tuyến đường Lộc Trị, ĐT 787, ĐT 789. Các tuyến đường này khá nhỏ hẹp, tuy nhiên các xe ben chở đất vẫn phóng đi với tốc độ cao, kéo theo bụi mịt mờ. Vào giờ tan học, nhiều em học sinh khi nghe tiếng xe ben chạy tới là vội vàng dừng xe, tấp vào lề, một phần vì sợ nguy hiểm, phần vì bụi không thấy đường.

Tại khu vực ấp Lộc Trị, chúng tôi thấy có một “công trường” khai thác đất ngổn ngang với diện tích khá lớn, vào khoảng hơn 30 ha. Các hầm đất này rất sâu, chỗ cạn cũng khoảng 5 – 6m, chỗ sâu có khi trên 10m và hầu như đều là những hố sâu thẳng đứng. Mặc dù tại các hầm móc đất có đường đi lại nhưng cả khu vực này hầu như không có rào chắn bảo vệ hoặc có nhưng không còn tác dụng. Một số đoạn có hàng rào với chỉ 2 – 3 sợi dây kẽm gai “mang tính tượng trưng”, rất nhỏ, mỏng và hầu hết đều đã đứt và rớt xuống đất, để lại những “vực sâu” mênh mông đầy hiểm họa. Một người dân khác ch biết thêm, do khu vực này có dân cư, những hầm đất sâu ngập nước nhưng rào chắn không đảm bảo nên rất nguy hiểm cho bọn trẻ đi lại quanh đây. Ngay cả người lớn cũng rất sợ, vì các hầm này quá sâu, đường lại trơn trượt, rất dễ trượt ngã. Đã từng có trẻ em bị tử vong vì ngã xuống hố sâu khu vực này.

Bao giờ mới khắc phục?


Khu vực này trước đây là đồng ruộng và rẫy của nông dân, cũng có một số khu vực dược dùng để móc đất, nhưng quy mô nhỏ. Nhưng khoảng 5 – 6 năm trở lại đây, tình trạng khai thác đất được mở rộng theo kiểu “tận thu”. Các hầm đất được móc sâu thẳm theo kiểu thẳng đứng, đến sát ngay “ranh giới” đường đi. Chỉ tay vào những mô đất nứt nẻ, sạt lở, anh Nguyễn Xuân Phúc (ấp Lộc Trị) cho biết: Trước đây khu vực này có con đường liên tổ giữa tổ 1 và tổ 2 (ấp Lộc Trị), là con đường lưu thông chủ yếu của người dân nơi đây. Các xe móc đất móc sát đến tận mép đường, chiều sâu gần 10m mới thôi. Lâu ngày, trời mưa đất bị sạt lỡ, cộng với không có hàng rào bảo vệ nên người dân phải đi đường khác. Bây giờ thì con đường đã bị “bức tử”.

Tình trạng khai thác quá độ sâu, quá giờ quy định diễn ra nghiêm trọng trong khoảng 5 năm trở lại đây. Người dân nhiều lần kiến nghị lên ngành chức năng để kiểm tra, ngăn chặn, nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục được. Theo ông Nguyễn Văn Lam, Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Trảng Bàng: Khu vực này có nhiều đơn vị được cấp phép khai thác đất. Theo đó, các chủ hầm chỉ được móc sâu không quá 6m. Những hố sâu trên 10m là khai thác lâu rồi, của mười mấy năm trước. Về giới hạn thời gian, địa phương chỉ cho phép khai thác từ 6 giờ sáng đến 17 giờ. Tuyệt đối không được khai thác, vận chuyển buổi tối. Đã có nhiều đơn vị bị xử lý hành chính vì vi phạm quy định trên. Trong khi việc xe chạy gây bụi bặm, ô nhiễm môi trường thì ngành tài nguyên và cảnh sát môi trường sẽ xử lý.

Hiện khu vực này có tình trạng khai thác “chồng độ sâu”, không chỉ theo quy định dưới 6m trong giấy phép. Những khu vực đã móc sâu trước đây được họ khéo léo không móc xuống thẳng đứng nữa. Thay vào đó, các chủ hầm cho mở đường xuống các hố đã khai thác, rồi móc tiếp ngay chính giữa các hố đó. Có thể đó là một cách né quy định? Trong khi đó, việc xe ben vận chuyển đất trong đêm diễn ra như cơm bữa. Người dân đấu tranh, kiến nghị nhưng không chấm dứt được nên đành phải “chịu thua”. Nhiều lái xe không chỉ "phớt lờ" góp ý của người dân mà còn như cố tình trêu ngươi. Giữa đêm khuya họ chạy xe với tốc độ cao và còn liên tục bấm còi làm người dân mất ngủ.

Ông Nguyễn Văn Lam thừa nhận: Khi xe chạy gây ô nhiễm, khói bụi hoặc sai giờ quy định, người dân gọi điện báo cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cử người xuống kiểm tra, xử lý hành chính ngay. Song để né tránh ngành chức năng, các chủ đất thường có một lực lượng “đề lô” (người canh đường) khá đông đảo, được "rải" dọc tuyến đường từ hầm đất đến khi ra khỏi địa bàn. Khi có lực lượng chức năng hoặc người lạ vào địa bàn là những người này báo ngay cho các xe ngừng chạy.

Khu vực này có rất nhiều chủ hầm móc đất. Đa số họ đều có giấy phép khai thác. Do đó, chỉ có thể xử lý hành chính khi họ vi phạm trong giấy phép hoặc quy định của định phương. Các hầm đất này sẽ tiếp tục được khai thác, bất kể đời sống người dân đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi theo như lời ông Lam: “Không khai thác, móc đất thì không thể thực hiện được xây dựng nông thôn mới”?.

Vũ Tiến Lực (TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tây Ninh: Dân khốn khổ vì khai thác hầm đất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

(Tin Môi Trường) - Mới đây, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã báo cáo Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan về gói thầu di dời, đốn hạ cây xanh làm tuyến metro số 2.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI