»

Thứ bảy, 04/05/2024, 19:54:08 PM (GMT+7)

Ứng phó biến đổi khí hậu: Quảng Trị phát triển rừng ngập mặn

(14:50:05 PM 26/09/2018)
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Quảng Trị tập trung bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ở vùng ven biển và cửa sông, nhằm bảo vệ đê điều, đất sản xuất và khu dân cư đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Ứng[-]phó[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu:[-]Quảng[-]Trị[-]phát[-]triển[-]rừng[-]ngập[-]mặn

Ảnh: IE

 
Từ năm 2009, được sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu Quốc gia về nâng cấp và bảo vệ đê điều của Trung ương, với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng, người dân xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã trồng được trên 40 ha rừng ngập mặn, chủ yếu là cây bần, bao quanh tuyến đê biển dài 5 km. Sau gần 10 năm, khu rừng ngập mặn ở Triệu Phước đã phát triển xanh tốt, tạo thành vành bảo vệ tuyến đê biển và cuộc sống của người dân. Ông Nguyễn Công Kháng, 57 tuổi, sinh sống gần tuyến đê biển xã Triệu Phước cho biết: Khu rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tuyến đê biển, nhất là vào mùa mưa bão thường có triều cường. Bên cạnh đó, khu rừng còn giúp cải thiện môi trường nước trong vùng nuôi trồng thủy sản và là nơi trú ngụ, sinh sản của nhiều loài thủy sản.
 
Từ thành công của mô hình rừng ngập mặn ở xã Triệu Phước, tỉnh Quảng Trị đã và đang nhân rộng việc trồng, bảo rừng ngập mặn ra nhiều địa phương ở vùng ven biển và cửa sông. Điển hình như ở xã Gio Việt, huyện Gio Linh, có mô hình bảo vệ gần 4,5 ha rừng ngập mặn lâu năm, dựa vào cộng đồng. Cũng tại xã Gio Việt, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Quảng Trị thực hiện Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, với việc trồng gần 2,5 ha cây ngập mặn, góp phần phủ xanh diện tích đất ngập nước của địa phương.
 
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, từ năm 2015 - 2020, tỉnh Quảng Trị thực hiện Dự án phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn gắn liền với sinh kế bền vững, trồng gần 65 ha rừng ngập mặn ở khu vực cửa sông Bến Hải và sông Thạch Hãn. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ cây ngập mặn sống đạt trên 85%. Với tỷ lệ  cây sống cao, ở khu vực cửa sông Bến Hải và sông Thạch Hãn đang hình thành khu rừng ngập mặn bảo vệ các tuyến đê, đất sản xuất, khu dân cư và môi trường ở vùng ven cửa sông, vốn thường xuyên chịu ảnh hưởng tiêu cực của biển đổi khí hậu.
 
Cùng với bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, tỉnh Quảng Trị cũng chú trọng bảo vệ gần 1.600 ha rừng tự nhiên và trên 9.250 ha rừng trồng ven biển nhằm hạn chế tình trạng sạt lở bờ biển và ảnh hưởng của triều cường...
Nguyên Lý
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ứng phó biến đổi khí hậu: Quảng Trị phát triển rừng ngập mặn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

(Tin Môi Trường) - Kỷ lục về nắng nóng vừa được thiết lập nhiều nơi ở miền Trung ngày hôm trước đã bị xô đổ ngay lập tức. Nhiều nơi nắng nóng kỷ lục chưa từng có.

Tin Môi Trường
 Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

(Tin Môi Trường) - Cứ mỗi mùa khô đến, tin tức về hạn mặn lại dồn dập và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh niên ở miền Tây. Vậy có con đường nào để thoát nỗi ám ảnh này?

VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI