»

Thứ bảy, 04/05/2024, 14:59:56 PM (GMT+7)

Thừa Thiên Huế thành lập Hội Chủ Rừng Phát triển Bền vững tỉnh

(14:03:23 PM 18/10/2016)
(Tin Môi Trường) - Ngày 17/10/ 2016, Hội Chủ Rừng Phát triển Bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức được thành lập. Đây là Hội các nhóm hộ đầu tiên của Thừa Thiên Huế và là thứ hai của Việt Nam được thành lập với sự hỗ trợ của WWF. Trên cơ sở 14 nhóm hộ tham gia đầu tiên, Hội thành lập nhằm hợp thức hóa cơ cấu quản lý nhóm hộ có chứng chỉ rừng FSC, tạo điều kiện cho nhóm hộ hoạt động một cách độc lập và có tư cách pháp nhân chính thức.

Thừa[-]Thiên[-]Huế[-]thành[-]lập[-]Hội[-]Chủ[-]Rừng[-]Phát[-]triển[-]Bền[-]vững[-]tỉnh

 

Sử dụng các sản phẩm gỗ có nguồn gỗ từ rừng được quản lý bền vững theo tiêu chuẩn FSC (do Hội đồng Quản trị Rừng Thế giới - FSC cấp) đang là xu hướng tất yếu của người tiêu dùng có trách nhiệm. Ngành chế biến xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam, nếu muốn thâm nhập vào các thị trường lớn và có lợi nhuận cao như châu Âu, Mỹ, Nhật,… thì cần phải sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ từ các rừng trồng được quản lý một cách bền vững theo tiêu chuẩn của FSC hoặc các tiêu chuẩn tương tự. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng đạt chứng chỉ tại Việt Nam hiện còn tương đối thấp, chỉ chiếm khoảng 7% tổng diện tích rừng trồng. Trong đó, đa số diện tích rừng có chứng chỉ thuộc về các công ty và tập đoàn lớn. Diện tích rừng có chứng chỉ thuộc sở hữu của các hộ gia đình vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ còn rất khiêm tốn, chưa đến 0,5%. 
 
“Hiện nay, diện tích rừng trồng sản xuất thuộc đối tượng hộ gia đình quản lý là một trong những nguồn nguyên liệu rất tiềm năng cho phát triển gỗ lớn có giá trị cao nhưng lại đang còn bỏ ngỏ. Việc tạo cơ hội giúp người dân tiếp cận được với các phương thức trồng và quản lý rừng mang lại giá trị kinh tế cao đồng thời đảm bảo tính bền vững với môi trường và phát triển xã hội là xu thế chung của quốc gia. Tuy nhiên hiện lại đang tồn tại một nghịch lý là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam phải nhập khẩu gỗ có chứng chỉ từ nước khác để sản xuất với chi phí rất cao và nhu cầu của các doanh nghiệp này về gỗ có chứng chỉ trong nước là vô cùng lớn. Trong khi đó, nông dân của chúng ta, những người đang sở hữu những cánh rừng nguyên liệu tiềm năng lại phải bán gỗ của mình chỉ với mục đích ngắn hạn, giá rẻ và thiếu ổn định. Vậy câu hỏi đặt ra là cần phải có chiến lược gì để có thể giúp người dân trồng rừng phát huy được tiềm năng và tận dụng cơ hội đó?” Ông Nguyễn Vũ, Quản lý Dự án Mây Tre Keo Bền Vững do WWF thực hiện với sự tài trợ của tập đoàn IKEA, cho biết.
 
Hội Chủ Rừng Phát triển Bền vững Thừa Thiên Huế ra đời nhằm giúp các chủ rừng hộ gia đình quy mô nhỏ thực hiện được giấc mơ kinh doanh sản xuất rừng có chứng chỉ FSC của mình. Gần 1.000 héc-ta rừng của 259 hộ dân thuộc 4 huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ và Phú Lộc là những diện tích rừng đầu tiên của Hội đang chuẩn bị được đánh giá theo tiêu chuẩn của FSC cuối tháng 10 này.
 
Sự ra đời của Hội là kết quả của cả một quá trình nâng cao nhận thức, vận động và hỗ trợ người dân tham gia. Từ năm 2015, khi nhìn thấy những thành công và lợi ích rõ rệt của người dân trồng rừng có chứng chỉ FSC ở Quảng Trị, mong muốn và nhu cầu sản xuất kinh doanh rừng bền vững theo định hướng này của người dân tỉnh Thừa Thiên Huế càng được củng cố. Theo mục tiêu hỗ trợ cho phát triển sản xuất bền vững và có trách nhiệm, WWF-Việt Nam đã phối hợp với các đối tác liên quan chủ chốt của tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Chi cục Kiểm Lâm tiến hành triển khai chương trình hỗ trợ cho các Nhóm hộ dân trồng rừng. Tiến trình thực hiện quản lý rừng theo chứng chỉ FSC lập tức được triển khai tích cực trên địa bàn tỉnh song song với tiến trình thành lập Hội.
 
Thừa[-]Thiên[-]Huế[-]thành[-]lập[-]Hội[-]Chủ[-]Rừng[-]Phát[-]triển[-]Bền[-]vững[-]tỉnh
 
Ông Hồ Đắc Lực, người có 1.02 ha rừng keo trồng từ năm 2007 đang tham gia nhóm chứng chỉ rừng thôn Bến Váng, huyện Phú Lộc cho biết: “Trước đây cứ khoảng 4-5 năm là gia đình tôi đã khai thác vì chỉ kinh doanh rừng gỗ dăm. Khi bắt đầu hiểu được lợi ích của việc kinh trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC. Dù thời gian trồng dài hơn, từ 7 năm trở lên, nhưng lợi nhuận đem lại có thể tăng gấp đôi, bình quân hiện nay thu nhập khoảng 36 triệu đồng/ha/năm sau khi đã trừ đi các chi phí, so với 15-18 triệu/ha/năm trước đây thì rõ ràng là hơn hẳn. Giờ thì gia đình tôi quyết chuyển hướng hoàn toàn sang rừng trồng gỗ xẻ FSC rồi.”
 
Bên cạnh hỗ trợ người dân, việc nâng cao năng lực cho các ban ngành liên quan của địa phương bao gồm Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Phát triển Nông thôn và Sở NN&PTNT trong giai đoạn đầu là điều quan trọng không kém nhằm đảm bảo các cơ quan này có thể quản lý Hội một cách hiệu quả và bền vững. “Mong muốn của chúng tôi về lâu dài là có thể giúp cơ cấu quản lý nhóm hộ trồng rừng theo chứng chỉ FSC được hợp pháp hoá với một thực thể có tư cách pháp nhân chính thức và hoạt động độc lập, chuyên nghiệp và đạt được sự bền vững như mô hình Hợp tác xã hoặc cơ cấu tương tự.” Ông Nguyễn Vũ chia sẻ thêm. 
 
“Phát triển rừng trồng theo hướng gỗ lớn có giá trị cao hướng tới đạt chứng chỉ rừng bền vững là ưu tiên chiến lược của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện trên toàn tỉnh, chúng tôi mới chỉ có khoảng 220 hecta rừng đạt chứng chỉ FSC của nhóm hộ, vì vậy sự ra đời của Hội là thực sự cần thiết để chúng tôi có điều kiện tốt hơn, xúc tiến mạnh các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận được các phương thức sản xuất kinh doanh rừng có giá trị kinh tế cao nhưng đảm bảo tính bền vững”. Ông Võ Văn Dự, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT. “Hy vọng trong thời gian tới, chúng ta có thể nhân rộng mô hình, có thêm nhiều nhóm hộ tham gia và tăng diện tích rừng trồng có chất lượng trên địa bàn tỉnh,” ông cho biết thêm. 
 
Không dừng lại ở đó, cùng với việc hỗ trợ thành lập Hội có tư cách pháp lý, Dự án còn kết nối Hội và các hộ chủ rừng đến với thị trường tiềm năng - các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ có chứng chỉ - thông qua mô hình hợp đồng liên kết kinh doanh bền vững với những hỗ trợ ưu đãi từ phía doanh nghiệp và sự cam kết hợp tác cao từ phía hộ chủ rừng.
 
Với những tác động tích cực từ việc quản lý rừng keo trồng có trách nhiệm, WWF-Việt Nam hy vọng chiến lược phát triển lâm nghiệp của tỉnh sẽ định hình rõ ràng hơn cho mục tiêu phát triển rừng sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế những cũng như đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc bảo vệ môi trường, hướng người dân tới mô hình quản lý lâm nghiệp có trách nhiệm hơn và bền vững hơn.
 
NGUYỄN LÊ KHOA - Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thừa Thiên Huế thành lập Hội Chủ Rừng Phát triển Bền vững tỉnh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

(Tin Môi Trường) - Kỷ lục về nắng nóng vừa được thiết lập nhiều nơi ở miền Trung ngày hôm trước đã bị xô đổ ngay lập tức. Nhiều nơi nắng nóng kỷ lục chưa từng có.

Tin Môi Trường
 Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

(Tin Môi Trường) - Cứ mỗi mùa khô đến, tin tức về hạn mặn lại dồn dập và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh niên ở miền Tây. Vậy có con đường nào để thoát nỗi ám ảnh này?

VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI