»

Thứ bảy, 18/05/2024, 09:13:32 AM (GMT+7)

Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sông Đồng Nai

(11:59:06 AM 21/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Để bảo vệ và phát triển rừng khu vực thượng nguồn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa phận tỉnh, UBND tỉnh Lâm Đồng đã đề ra một số giải pháp cả về quy hoạch, phát triển rừng và hỗ trợ người dân phát triển kinh tế để giảm áp lực phá rừng.

Ảnh minh họa IE



Lâm Đồng có 597.669 ha rừng/977.354 ha diện tích tự nhiên của tỉnh, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 60,4%, trong đó diện tích rừng thuộc lưu vực sông Đồng Nai chiếm 51%. Tuy nhiên diện tích rừng và đất rừng trong những năm qua giảm đáng kể, năm 2009 giảm 2,6% và đến năm 2013 giảm 4,3% so với tổng kiểm kê năm 1999. Điều này đã dẫn đến khả năng điều tiết tự nhiên của các công trình thủy điện, hồ thủy lợi trong lưu vực sông Đồng Nai bị hạn chế, mùa khô thì cạn kiệt không phát huy hết công suất, mùa mưa phải thường xuyên xả lũ và cảnh báo lũ quét, cảnh quan lưu vực sông Đồng Nai cũng bị ảnh hưởng.

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, nguyên nhân chủ yếu mất rừng là do dân số gia tăng, nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng, áp lực mở rộng diện tích sản xuất cây nông nghiệp, cây công nghiệp vào đất rừng. Mất rừng còn do việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các công trình xây dựng, nhất là xây dựng thủy điện, đường giao thông...Đặc biệt đối với công trình thủy điện được cung ứng nước từ lưu vực sông Đồng Nai có diện tích rừng phải chuyển đổi xây dựng thủy điện là rất lớn. Theo thống kê từ năm 2006 đến nay, diện tích rừng tự nhiên chuyển đổi sang xây dựng thủy điện là 1.886 ha. Ngoài ra, rừng bị suy thoái còn do cháy rừng, khai thác rừng trái phép, phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp để lấy đất sản xuất…

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia quản lý bảo vệ rừng; bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, chất lượng nước các sông suối trong hệ thống sông Đồng Nai. Tỉnh tiếp tục rà soát điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến nâng cao năng lực phòng hộ của rừng trong lưu vực sông Đồng Nai. Tỉnh củng cố, kiện toàn lực lượng kiểm lâm, lực lượng quản lý bảo vệ rừng, ban lâm nghiệp xã, phụ trách khuyến lâm, củng cố các trạm khuyến nông, khuyến lâm; tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng; tập trung khai thác nguồn lực tài chính từ dịch vụ môi trường rừng để tăng cường khoán quản lý bảo vệ rừng.

Lâm Đồng cũng đề ra mục tiêu trồng 23.857 ha rừng (bình quân 2.357 ha/năm), ưu tiên trồng rừng trên 5.513 ha đất trống thuộc rừng phòng hộ; khoanh nuôi tái sinh 2.812 ha rừng/năm...

Hoàng Liên Sơn-TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sông Đồng Nai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

(Tin Môi Trường) - Kỷ lục về nắng nóng vừa được thiết lập nhiều nơi ở miền Trung ngày hôm trước đã bị xô đổ ngay lập tức. Nhiều nơi nắng nóng kỷ lục chưa từng có.

Tin Môi Trường
 Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

(Tin Môi Trường) - Cứ mỗi mùa khô đến, tin tức về hạn mặn lại dồn dập và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh niên ở miền Tây. Vậy có con đường nào để thoát nỗi ám ảnh này?

VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI