»

Thứ bảy, 18/05/2024, 09:42:37 AM (GMT+7)

VN có thể nhận khoản viện trợ không hoàn lại khá lớn từ Na Uy

(00:21:03 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -“Chính phủ Na Uy đang xem xét khả năng cung cấp một khoản viện trợ không hoàn lại khá lớn để thực hiện giai đoạn 2 Chương trình UN-REDD Việt Nam trong đó phần lớn kinh phí sẽ được dành để chi trả cho cộng đồng người dân địa phương trực tiếp tham gia quản lý, bảo vệ rừng.” Bà Phạm Minh Thoa, Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn, cùng đoàn sang dự COP 16 ở Mexico, cho biết.

>> Tắc đường tại hội nghị thượng đỉnh biến đổi khí hậu

>> Hội nghị biến đổi khí hậu tại Cancun

 

Mở rộng cơ hội hợp tác


Việt Nam tích cực tham gia các phiên họp liên quan đến Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) và Nghị định Thư Kyoto tại COP 16 (Mexico) đồng thời tìm kiếm các cơ hội mở rộng hợp tác với các nước trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

 

Tại COP 16, nước ta tham gia hai nội dung chính: Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) và Nghị định Thư Kyoto. Trong nội dung liên quan đến Công ước, Việt Nam bám sát phần thảo luận về thích ứng, giảm nhẹ, cơ chế tài chính và chuyển giao công nghệ.


Mỗi thành viên trong đoàn bám sát một nội dung cụ thể.


Ông Phạm Văn Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ Tài nguyên&Môi trường (TN & MT), tham gia các phiên thảo luận trong nhóm giảm nhẹ của các nước phát triển cũng như nhóm giảm nhẹ của các nước đang phát triển bởi hai nội dung trên đều liên quan đến Việt Nam.


“Tham gia thảo luận trong nhóm giảm nhẹ của các nước phát triển để làm rõ  trách nhiệm cắt giảm  phát thải khí nhà kính và  trách nhiệm chuyển giao công nghệ, cung cấp tài chính và tăng cường năng lực  của các nước phát triển đối với các quốc gia đang phát triển.” ông Tấn giải thích: “Đồng thời cũng thảo luận về các hoạt động giảm nhẹ của các nước đang phát triển trên cơ sở tự nguyện phù hợp điều kiện quốc gia sau khi có đóng góp đầy đủ về mặt tài chính, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực của các quốc gia phát triển”.


Đồng thời, các thành viên trong đoàn cũng tìm kiếm các cơ hội mở rộng hợp tác với các nước trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, trong đó có việc tài trợ  cho các dự án đã có hoặc tìm đến các dự án mới.


"Tôi vừa có cuộc họp với đại diện các nước Bắc Âu” ông Tấn cho biết. “Cuộc họp nhằm xem xét khả năng hợp tác nhằm triển khai sáng kiến Bắc Âu về ứng phó biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển."


Ngoài ra, Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị bên lề do Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) tổ chức về đánh giá nhu cầu công nghệ, Hội nghị các cơ quan đầu mối về cơ chế phát triển sạch (CDM).


Hiện nay, Việt Nam có nhiều chương trình, dự án hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế. Một trong số đó là Chương trình UN-REDD Việt Nam (Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng của Liên Hợp Quốc tại các nước đang phát triển), do Chính phủ Na Uy tài trợ thông qua Chương trình UN-REDD của Liên Hợp quốc.


“Chính phủ Na Uy đang xem xét khả năng cung cấp một khoản viện trợ không hoàn lại khá lớn để thực hiện giai đoạn 2 Chương trình UN-REDD Việt Nam,” Bà Phạm Minh Thoa, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ&Hợp tác Quốc tế - Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn, cho biết “trong đó phần lớn kinh phí sẽ được dành để chi trả cho cộng đồng người dân địa phương trực tiếp tham gia quản lý, bảo vệ rừng".


Nếu khả năng này trở thành hiện thực, đây sẽ là một tín hiệu tốt cho rừng Việt Nam. “Cùng với việc thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ hy vọng rừng sẽ được quản lý bền vững”, ông Phạm Mạnh Cường, chuyên gia về REDD, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn, cho biết: “Điều đó góp phần ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và cải thiện sinh kế của cộng đồng người dân địa phương, đặc biệt là những người trực tiếp quản lý, bảo vệ rừng.”


Theo bà Thoa, "trong khuôn khổ Chương trình UN-REDD, Việt Nam là một trong những nước đi đầu trên thế giới thí điểm sáng kiến "Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn, quản lý rừng bền vững và tăng cường trữ lượng của rừng tại các nước đang phát triển" (gọi tắt là REDD ).


Bà Thoa khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các nước. Vì vậy, Việt Nam sẽ tham gia một số sự kiện bên lề COP16 về REDD . Tại đây, đại diện Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn sẽ trao đổi kinh nghiệm xây dựng hệ thống chia sẻ lợi ích và Thí điểm tham vấn cộng đồng về REDD theo nguyên tắc "Tự nguyện - Được thông báo trước - Được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết - Đồng thuận".


Những kinh nghiệm trên thu hút nhiều sự quan tâm của các chuyên gia quốc tế.

 

“Tôi có nghe về hai sáng kiến của Việt Nam”- ông Barney Dickson, người đứng đầu phòng biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học của Trung tâm Giám sát Bảo tồn Thế giới thuộc UNEP, cho biết: “Tôi nghĩ rất quan trọng khi nhận ra điều đó là đúng đắn. Nếu Việt Nam thành công làm chậm hoặc chấm dứt nạn phá rừng thì điều đó sẽ mang lại lợi ích về đa dạng sinh học”.


Quá rộng và quá phức tạp

 

Do các vấn đề thảo luận tại hội nghị lớn nhất về biến đổi khí hậu là quá rộng, các cuộc họp dày đặc nên đoàn Việt Nam khó tham dự mọi hoạt động của hội nghị. Đoàn Việt Nam chia thành nhiều nhóm tiện theo dõi song, theo ông Phạm Văn Tấn, đến nay thấy “vẫn mỏng”. Đó cũng là một trong những thách thức lớn nhất của đoàn hiện nay.


Đoàn hiện có 15 người tham gia tại COP 16, trong đó có bảy đại biểu từ Bộ Tài nguyên&Môi trường, năm đại biểu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một từ Bộ Kế hoạch&Đầu tư, một từ  Liên hiệp các Hội Khoa học&Kỹ thuật Việt Nam và đại diện Đại Sứ quán Việt Nam tại Mexico.


Một số cán bộ từ các bộ, ngành sẽ tiếp tục đến trong ngày hôm nay hoặc ngày mai và hội nghị cấp cao vào tuần tới. Mặc dù vậy, con số có tăng cũng quá nhỏ so với số lượng cuộc họp chính thức và không chính thức đan xen mỗi ngày và hàng chục sự kiện diễn ra bên lề. Riêng trong ngày 2/12, có tới năm phiên họp chính thức, 30 cuộc họp nhóm và gần 100 sự kiện do UNFCCC, các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ tổ chức.


Do đó, đoàn Việt Nam mong muốn đa dạng kênh thông tin. "Thông tin chính thức thảo luận tại Hội nghị chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.” ông Phạm Văn Tấn chia sẻ. “Để có thể đàm phán tốt với các đối tác, cần có thêm nhiều kênh thu thập chia sẻ thông tin, trong đó nguồn tin thu thu thập được từ các nhà báo, các  tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học về biến đổi khí hậu là cực kỳ quan trọng” .


Bên cạnh đó, các vấn đề thảo luận rất phức tạp. Do mỗi vấn đề đều liên quan đến lợi ích của các nước nên tiến độ đàm phán diễn ra rất chậm. "Mỗi một cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính đều có khả năng ảnh hưởng tới kinh tế của một nước trong hiện tại và hàng chục năm sau, kể cả việc phải thay đổi công nghệ sản xuất” ông Tấn nói.


Năm 2000: Việt Nam phát thải 151 triệu tấn C02

 

Năm 2000, tổng lượng phát thải các khí nhà kính ở Việt Nam là khoảng 151 triệu tấn C02 tương đương. Con số trên sẽ được chính thức công bố trong thông báo quốc gia lần thứ hai về biến đổi khí hậu của Việt Nam tại Cancun, Mexico, ông Phạm Văn Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ TN & MT - thành viên đoàn kỹ thuật của Bộ TN&MT, cho biết.

 

Đây là kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính của Việt Nam trong năm lĩnh vực chính: năng lượng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất và chất thải.

 

Thông báo quốc gia lần thứ hai về biến đổi khí hậu của Việt Nam sẽ được phát hành rộng rãi trong Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc (COP 16). Dự kiến thông báo trên sẽ được đưa ra vào ngày 6/12 cùng thời điểm khai mạc triển lãm hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam tại COP 16.

 

Tại COP 16, Việt Nam sẽ tham dự hội nghị bên lề do Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tổ chức về đánh giá nhu cầu công nghệ, hội nghị các cơ quan đầu mối về cơ chế phát triển sạch (CDM).

Thúy Bình (Từ Mexico)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: VN có thể nhận khoản viện trợ không hoàn lại khá lớn từ Na Uy

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

(Tin Môi Trường) - Kỷ lục về nắng nóng vừa được thiết lập nhiều nơi ở miền Trung ngày hôm trước đã bị xô đổ ngay lập tức. Nhiều nơi nắng nóng kỷ lục chưa từng có.

Tin Môi Trường
 Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

(Tin Môi Trường) - Cứ mỗi mùa khô đến, tin tức về hạn mặn lại dồn dập và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh niên ở miền Tây. Vậy có con đường nào để thoát nỗi ám ảnh này?

VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI