»

Thứ bảy, 18/05/2024, 10:50:17 AM (GMT+7)

Dự thảo nghị định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

(00:21:28 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Được đánh giá là đi tiên phong ở Đông Nam Á, lần đầu tiên, Chính phủ sẽ ban hành một chính sách mới thực hiện trên quy mô cả nước, theo đó, bất cứ ai khai thác tài nguyên rừng, từ thủy điện, khai thác khoáng sản, đến du lịch rừng, v.v…, đều phải trả phí dịch vụ và hầu như toàn bộ số tiền khổng lồ này sẽ được trả cho chủ rừng và người bảo vệ rừng.

>> Lấy rừng nuôi rừng

 

 

Mức chi trả tiền sử dụng FES

 

Đối với các cơ sở sản xuất thuỷ điện, mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thuỷ điện là 20 đồng/kwh điện thương phẩm.

 

Đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch, mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch là 40 đ/m3 nước thương phẩm.

 

Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưỏng lợi từ dịch vụ môi trường rừng, mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tính bằng 1%-2%  trên doanh thu thực hiện trong kỳ.

 

Đối với các cơ sỏ sản xuất công nghiệp có sử dụng nước sản xuất và các cơ sỏ sản xuất, kinh doanh trong nước sản xuất các loại sản phẩm có phát thải khí carbon gây hiệu ứng nhà kính, giao Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng và mức tiền phải chi trả.

 

Chăm sóc và bảo vệ rừng, được hưởng bao nhiêu?

 

Số tiền nhận được từ quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và nhận trực tiếp từ bên chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được coi là 100% và được sử dụng như sau:

 

a) Được sử dụng tối đa 10 %  để chi cho các hoạt động quản lý và bảo hiểm để chi trả cho những năm có thiên tai, khô hạn và các hoạt động khác có liên quan.

 

b) Số tiền còn lại để chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Số tiền này được coi là 100%  và sử dụng cho hai trường hợp sau đây:

 

- Đối với các chủ rừng là gia đình, cá nhân được giao đất, giao rừng, cho thuê rừng; cộng đồng dân cư thôn được giao đất, giao rừng thì được hưỏng toàn bộ số tiền trên.

 

- Đối với các chủ rừng tổ chức nhà nước có thực hiện khoán bảo vệ và phát triển rừng cho gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, thì được sử dụng 10% số tiền trên. Số tiền còn lại (90%) để chi trả cho các gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn nhận khoán rừng.

Nguồn (Bộ NN&PTNT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dự thảo nghị định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

(Tin Môi Trường) - Kỷ lục về nắng nóng vừa được thiết lập nhiều nơi ở miền Trung ngày hôm trước đã bị xô đổ ngay lập tức. Nhiều nơi nắng nóng kỷ lục chưa từng có.

Tin Môi Trường
 Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

(Tin Môi Trường) - Cứ mỗi mùa khô đến, tin tức về hạn mặn lại dồn dập và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh niên ở miền Tây. Vậy có con đường nào để thoát nỗi ám ảnh này?

VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI