»

Thứ năm, 02/05/2024, 03:48:06 AM (GMT+7)

Cảnh báo về tình trạng sụt lún tại Đồng bằng sông Cửu Long

(22:41:34 PM 23/03/2021)
(Tin Môi Trường) - Sáng 22/3, tại hội thảo về quản trị khai thác nước ngầm và sụt lún đất ở Đồng bằng sông Cửu Long do Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về tình trạng sụt lún đất tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng.

Cảnh[-]báo[-]về[-]tình[-]trạng[-]sụt[-]lún[-]tại[-]Đồng[-]bằng[-]sông[-]Cửu[-]Long

Ảnh minh hoạ: IE

 
Hội thảo xác định việc xây dựng phương án khoanh định vùng hạn chế khai thác nước ngầm theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ về Quy định khai thác nước dưới đất là nhiệm vụ trước mắt cần thực hiện.
 
Cuộc khảo sát, nghiên cứu tại 4 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Sóc Trăng, Kiên Giang, Cần Thơ, Bến Tre cho thấy vấn đề sụt lún đất và việc khai thác nước ngầm được xác định có mối liên hệ rõ rệt. Sự sụt lún thể hiện qua các tác động đến cơ sở hạ tầng ở mức độ người dân có thể nhận thấy những thay đổi. Theo số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đồng bằng sông Cửu Long đang sụt lún 1cm/năm, có tốc độ trung bình lên đến 5,7cm/năm tại một số điểm.
 
Vấn đề sụt lún tại thành phố Cần Thơ cũng đáng được quan tâm vì đây là nơi dễ thấy hiện tượng sụt lún nhất. Theo số liệu đo đạc của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2005 - 2017 tốc độ sụt lún trung bình của thành phố là 1,31 cm/năm, nơi có tốc độ sụt lún cao nhất lên đến 4,37 cm/năm.
 
Mặc dù có lượng nước mặt khá lớn nhưng chất lượng nước mặt đang suy giảm do bị ô nhiễm từ sự thâm canh nông nghiệp, điều này dẫn đến việc chi phí xử lý nước mặt phải tăng lên đáng kể và người dân có xu hướng dùng nước ngầm. Đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2010 cho thấy, tại Cần Thơ tổng lưu lượng khai thác nước ngầm là 188.844 m3/ngày đêm. Phần lớn nước ngầm được khai thác cho mục đích sinh hoạt (chiếm 53%). Lượng nước cho nông nghiệp và công nghiệp sử dụng lần lượt là 23% và 24%.
 
Do tốc độ khai thác nước ngầm ở thành phố Cần Thơ lớn hơn tốc độ bổ sung nước ngầm, các đầu thủy lực (áp lực nước ngầm) trong các tầng chứa nước đã liên tục giảm trong những thập kỷ qua. Các giếng quan trắc cho thấy, cột thủy lực đã đạt mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu quan trắc năm 1991.
 
Cảnh[-]báo[-]về[-]tình[-]trạng[-]sụt[-]lún[-]tại[-]Đồng[-]bằng[-]sông[-]Cửu[-]Long
Ảnh minh hoạ: IE
 
Tiến sĩ Hà Quang Khải (Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh), cho biết: Một số khu vực của Cần Thơ mực nước ngầm có thể sẽ giảm 0,5m và thấp hơn mực nước biển vào năm 2100 nếu thành phố tiếp tục khai thác nước ngầm ở tiến độ hiện tại. Tình trạng ngập lụt, triều cường vì thế cũng sẽ nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt đời sống các đô thị. Ngược lại, ở một kịch bản khác, trong trường hợp cắt giảm việc khai thác xuống 50% thì thành phố vẫn sẽ lún nhưng ở mức độ thấp hơn đáng kể
 
Tại phiên thảo luận, vấn đề được các đại biểu hội thảo quan tâm thảo luận là “bài toán” về môi trường và kinh tế. Theo các đại biểu, Nghị định 167/2018/NĐ-CP của Chính phủ mặc dù đã nêu lên được vấn đề cần thiết cho khu vực nhưng chỉ đề cập những tác động về mặt môi trường. Trong khi đó việc quản lý khai thác nước ngầm có sự liên hệ rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều khi các chiến lược về phát triển kinh tế của thành phố mâu thuẫn với Nghị định 167/2018/NĐ-CP nên không thực hiện được. 
 
Đồng ý kiến trên, Bí thư thứ Nhất Đại sứ quán Hà Lan Laurent Umans đặt vấn đề: Thành phố Cần Thơ là một khu vực kinh tế đang phát triển và có nhu cầu sử dụng nước lớn cũng như tốc độ sụt lún đang ở mức cao, nhiều khả năng Cần Thơ sẽ được khoanh vùng ở mức độ hạn chế sử dụng nước ngầm cao. Trong khi đó, hầu hết các khu công nghiệp, chế xuất trên địa bàn đang sử dụng nước ngầm là chủ yếu. Sự hạn chế khai thác nước ngầm sẽ dẫn đến việc phải sử dụng nước mặt với chi phí cao hơn hoặc cơ quan quản lý phải tăng chi phí cấp phép sử dụng khai thác nước ngầm. Điều này nhiều khả năng sẽ dẫn đến rủi ro là giảm thu ở các doanh nghiệp đầu tư vào thành phố.
 
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, đại diện Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), cho rằng giải pháp trọng tâm trước mắt là cần có sự hợp tác giữa nhiều bên cũng như có một quy hoạch chung cho việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước. Hiện nay có rất ít hoặc chưa có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và sở, ban, ngành tại địa phương; sự hợp tác giữa các địa phương.
 
Thêm vào đó, các tỉnh, thành phố hiện nay xây dựng quy hoạch hoặc phân khu dựa trên nhu cầu của địa phương, dẫn đến không có sự liên kết giữa các tỉnh cũng như không có tiêu chí thống nhất khi tạo vùng giáp ranh giữa các tỉnh. Trong khi đó, các tầng chứa nước không có ranh giới hành chính, vì vậy, sự hợp tác khu vực là cần thiết để quản lý nguồn nước một cách hiệu quả, bền vững.
Trung Kiên -TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cảnh báo về tình trạng sụt lún tại Đồng bằng sông Cửu Long

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

(Tin Môi Trường) - Mới đây, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã báo cáo Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan về gói thầu di dời, đốn hạ cây xanh làm tuyến metro số 2.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI