»

Thứ năm, 02/05/2024, 14:53:13 PM (GMT+7)

Hồ chứa Đồng Mít: Kỳ vọng giải quyết tình trạng khô hạn phía bắc tỉnh Bình Định

(17:09:42 PM 03/01/2022)
(Tin Môi Trường) - Năm 2021, hồ chứa Đồng Mít (H.An Lão, Bình Định) bắt đầu tích nước, góp phần cắt lũ ở hạ du sông An Lão và giải quyết tình trạng thiếu nước tại khu vực phía bắc tỉnh Bình Định.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, công trình hồ chứa nước Đồng Mít (H.An Lão, Bình Định) được Bộ NN-PTNT đồng ý tích nước theo Quyết định số 804/QĐ-BNN-XD ngày 3.1.2021. Hiện hồ này đã tích được khoảng 36 triệu m3 nước (40% dung tích thiết kế) để cung cấp cho sản xuất vụ đông xuân 2021 - 2022.
 

Hồ[-]chứa[-]Đồng[-]Mít:[-]Kỳ[-]vọng[-]giải[-]quyết[-]tình[-]trạng[-]khô[-]hạn[-]phía[-]bắc[-]tỉnh[-]Bình[-]Định

Công trình xây dựng đập dâng hồ Đồng Mít - ẢNH: C.T 47

 
Như vậy, sau 2 năm thi công, công trình hồ chứa Đồng Mít bắt đầu vận hành với kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng khô hạn và giảm lũ cho vùng hạ du.
 
Di dời cả xã đến nơi ở mới
 
Cuối tháng 2.2019, Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án hồ chứa nước Đồng Mít tại thượng nguồn sông An Lão. Dự án gồm 2 hợp phần chính, tổng vốn đầu tư trên 2.140 tỉ đồng. Trong đó, hợp phần Xây dựng công trình đầu mối do Ban quản lý Đầu tư và xây dựng thủy lợi 7 (Bộ NN-PTNT) làm chủ đầu tư có tổng kinh phí 1.400 tỉ đồng và hợp phần Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân vùng lòng hồ do Ban quản lý Dự án NN-PTNT Bình Định làm chủ đầu tư có tổng kinh phí hơn 700 tỉ đồng. Đến nay, việc thi công hồ Đồng Mít đã hoàn thành cơ bản, chỉ còn chờ hoàn thiện một số hạng mục nhỏ là chính thức đi vào vận hành.
 
Hồ[-]chứa[-]Đồng[-]Mít:[-]Kỳ[-]vọng[-]giải[-]quyết[-]tình[-]trạng[-]khô[-]hạn[-]phía[-]bắc[-]tỉnh[-]Bình[-]Định
Thi công hồ Đồng Mít - ảnh: C.T 47
 
Theo ông Phạm Văn Nam, Bí thư Huyện ủy An Lão, để xây dựng hồ Đồng Mít diện tích đất phải thu hồi lên đến hơn 1.300 ha và di dời toàn bộ 480 hộ người đồng bào dân tộc H'rê (1.735 nhân khẩu của xã An Dũng đến nơi ở mới tại 2 khu tái định cư tại các xã An Trung và An Hưng, tổng diện tích khoảng 80 ha).
 
Theo nguyện vọng của người dân, chính quyền H.An Lão vẫn lấy địa danh hành chính của khu tái định cư là xã An Dũng như trước đây và được chia làm 4 thôn. Các khu tái định cư mới được đầu tư đảm bảo về hạ tầng giao thông, điện đường, hệ thống nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng…
 
Hồ[-]chứa[-]Đồng[-]Mít:[-]Kỳ[-]vọng[-]giải[-]quyết[-]tình[-]trạng[-]khô[-]hạn[-]phía[-]bắc[-]tỉnh[-]Bình[-]Định
Trạm y tế, trường học... được xây mới tại khu tái định cư hồ Đồng Mít - ảnh: BẢO THOA
 
Chính quyền H.An Lão đã quy hoạch 700 ha đất sản xuất lâm nghiệp nằm cách khu tái định cư khoảng 6 km để cấp cho bà con sản xuất. Đến nay, hầu hết bà con đều nhận được đất sản xuất, còn lại vài hộ có tổng diện tích đất cần bố trí khoảng 7 ha đang chuẩn bị nhận đất.
 
“Số bà con này có diện tích đất giải phóng mặt bằng nhỏ, bà con có nguyện vọng bồi thường bằng tiền mặt nhưng huyện muốn tạo điều kiện giao đất để bà con sản xuất lâu dài, ổn định đời sống. Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì vừa nhanh và khỏe cho chính quyền nhưng rồi bà con lấy đất đâu mà sản xuất. Bà con đồng lòng di dời đến nơi ở mới vì lợi ích chung nên chúng tôi cũng phải lo chu toàn kế sinh nhai cho bà con, không để ai phải chịu thiệt”, ông Nam nói.
 
Diện tích đất trồng lúa bố trí cho người dân thuộc diện tái định cư hồ Đồng Mít khoảng 65 ha cũng đã được san ủi xong, UBND H.An Lão đang bàn giao. Trong thời gian chưa giao đất ruộng sản xuất, người dân sẽ được cấp gạo ăn hàng tháng.
 
Theo anh Đinh Văn Lộc (33 tuổi, ở thôn 1, xã An Dũng), ở làng tái định cư được Nhà nước đã đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, điện - đường - trường - trạm ở gần hơn. Anh Lộc làm nghề cơ khí ở nơi tập trung đông dân cư hơn nên thu nhập cũng cao hơn. “Khi về khu tái định cư, gia đình mình được cấp 420 m2 đất, mình xây dựng căn nhà mới hết 300 triệu đồng, phần đất còn lại để bày biện máy móc làm nghề. Nhà cửa gọn gàng, đi lại thuận tiện, con mình học lớp 5 đi mấy bước là tới trường, mùa mưa cũng không phải lo lắng lũ lụt như hồi còn ở làng cũ”, anh Lộc chia sẻ.
 
Bài toán khô hạn sắp được giải quyết
 
Ông Hồ Đắc Chương, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, cho biết hồ chứa nước Đồng Mít có diện tích lưu vực 160,3 km2, dung tích thiết kế gần 90 triệu m3.
 
Hồ Đồng Mít và đập ngăn mặn trên sông Lại Giang (TX.Hoài Nhơn) đi vào vận hành sẽ kết nối với nhau, đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 276.000 người, phục vụ tưới cho 6.742 ha đất canh tác vùng hạ du H.An Lão, H.Hoài Ân, TX.Hoài Nhơn và phía bắc H.Phù Mỹ.
 
Hồ Đồng Mít cũng sẽ tạo nguồn cấp nước cho nuôi trồng thủy sản 267 ha, cải thiện môi trường sinh thái, tạo độ ẩm và chống xâm nhập mặn, giảm lũ cho vùng hạ lưu, kết hợp xây dựng nhà máy phát điện công suất 7 MW…
 
Hiện Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định đang nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng hệ thống dẫn nước sông Lại Giang về vùng phía bắc H.Phù Mỹ. Hệ thống dẫn nước này kết hợp với các công trình thủy lợi hiện có đảm bảo cấp đủ nước tưới thêm cho 700 ha đất sản xuất nông nghiệp, đồng thời hỗ trợ hệ thống thủy lợi hiện có đảm bảo cấp nước cho 6.200 ha đất sản xuất nông nghiệp và tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 60.000 người dân thuộc các vùng khô hạn ven đầm Trà Ổ.
 
“Phía bắc H.Phù Mỹ là vùng khô hạn nặng nhất tỉnh Bình Định, nơi đây không có lưu vực sông lớn, hồ chứa nhỏ, ít mưa, cấu trúc địa chất và cả địa hình không mấy thuận lợi. Chính vì thế khi xây dựng phương án chuyển nước về phía vùng này không chỉ tưới, cấp nước trực tiếp, chúng tôi còn tính toán sao để dẫn nước về sẽ tích nước ở một số hồ chứa trên địa bàn huyện để tham gia điều tiết nước trên toàn vùng. Vấn đề khô hạn lâu nay của vùng phía bắc H.Phù Mỹ sẽ có lời giải phù hợp”, ông Chương nói.
 
Theo ông Trần Văn Thắng (thôn Vạn An, xã Mỹ Châu, H.Phù Mỹ), khu vực thôn Vạn An thường xuyên bị khô hạn do thiếu nước tưới, trồng lúa năng suất thấp. Thậm chí, có năm lúa chưa kịp trổ bông đã bị khô héo, phải cắt về cho bò ăn. Từ năm 2020 đến nay, do khô hạn ngày càng khốc liệt, toàn bộ diện tích đất lúa ở thôn Vạn An không chủ động được nước tưới đã chuyển sang sản xuất cây trồng cạn như bắp, đậu phụng, khổ qua nhưng phải đóng giếng lấy nước tưới.
 
“Sản xuất nông nghiệp mà không chủ động được nước tưới thì chẳng khác gì đánh bạc, rất dễ thua lỗ. Chúng tôi hy vọng hồ Đồng Mít đi vào vận hành, lãnh đạo tỉnh sớm thi công công trình thủy lợi đưa nước tưới về H.Phù Mỹ để giải quyết tình trạng khô hạn. Chủ động được nước tưới thì trồng lúa, hoa màu sẽ cho năng suất cao hơn, nước sinh hoạt cũng không phải lo, đời sống người dân sẽ tốt hơn”, ông Thắng nói.
(Theo TNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hồ chứa Đồng Mít: Kỳ vọng giải quyết tình trạng khô hạn phía bắc tỉnh Bình Định

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

(Tin Môi Trường) - Mới đây, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã báo cáo Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan về gói thầu di dời, đốn hạ cây xanh làm tuyến metro số 2.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI