»

Thứ bảy, 04/05/2024, 17:27:41 PM (GMT+7)

Bắt được cá mập mặt lợn ở Italy

(10:42:30 AM 12/09/2021)
(Tin Môi Trường) - Con cá với hình thù quái dị khiến những thủy thủ trên tàu hải quân bị sốc khi kéo nó lên.
Theo Daily Star, sự việc xảy ra vào 19/8 ở thị trấn Portoferraio trên đảo Elba (Italy). Lúc này, tàu hải quân đang di chuyển trên vùng biển thuộc khu vực bến du thuyền Darsena Medicea.
 
Các sĩ quan hải quân Italy đã phát hiện vào kéo con vật này lên tàu. Sau khi nhìn kỹ, họ hoảng hốt bởi sinh vật này thoạt nhìn giống cá mập nhưng lại có mặt lợn. Họ nghĩ mình vừa phát hiện một con cá mập quý hiếm.
 
Sinh vật này được xác định là con Oxynotus centrina hay cá mập mặt lợn. Nó là loài quý hiếm và được xếp vào hạng "có nguy cơ tuyệt chủng" trong Sách đỏ. Loài này cũng hiếm khi được nhìn thấy do thường sống ở độ sâu khoảng 700 m so với mực nước biển.
 

Bắt[-]được[-]cá[-]mập[-]mặt[-]lợn[-]ở[-]Italy

Cá mập mặt lợn được phát hiện ở Italy. Ảnh: Daily Star.
 
Vụ việc xảy ra nhiều tuần trước nhưng gần đây mới được chia sẻ lên mạng xã hội. Theo Daily Star, con cá đã chết sau khi được kéo khỏi mặt nước. Sau đó, nó được đem về văn phòng bến cảng để nghiên cứu và xử lý xác. Điều này khiến cộng đồng mạng tức giận bởi họ nghĩ việc đánh bắt con cá này là có chủ ý.
 
"Đó là loài vật quý hiếm nhưng không phải chưa từng xuất hiện ở đây. Khu vực biển thuộc quần đảo Tuscan có sự đa dạng sinh học cao. Tôi không thấy lạ khi loài cá này xuất hiện. Tôi vẫn thường nhận báo cáo về việc cá mập mặt lợn mắc vào lưới đánh cá của ngư dân địa phương", Yuri Tiberto, chuyên gia thuộc thủy cung Elba, chia sẻ.
 
Theo Tiberto, thủy cung Elba từng có kế hoạch nuôi nhốt cá mập mặt lợn tại đây. Tuy nhiên, họ nhận ra con cá không thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt.
 
Loài cá mập này sống chủ yếu ở phía đông Đại Tây Dương, từ Na Uy đến Nam Phi, bao gồm toàn bộ Địa Trung Hải. Chúng thích ăn giun, động vật giáp xác và động vật thân mềm.
Hoài Anh
Từ khóa liên quan: Bắt được, cá mập, mặt lợn, Italy
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bắt được cá mập mặt lợn ở Italy

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích

Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích

(Tin Môi Trường) - Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có tình trạng sử dụng đất công ích không đúng mục đích, bị lấn chiếm, chiếm dụng, cho thuê sai quy định tại một số nơi do buông lỏng quản lý, sử dụng. Việc quản lý lỏng lẻo này còn làm gia tăng tình trạng khiếu nại, gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam

Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào cuối năm 2023.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI